Quá trình xử lý phổ

Một phần của tài liệu khảo sát albedo gamma trên vật liệu cu, al, thép c45 (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM

3.3.3. Quá trình xử lý phổ

Như đã trình bày ở phần 3.2, để thu được phổ tán xạ ngược (như hình 3.6, 3.7, 3.8) ta cần trừ phông cho phổ thực nghiệm bằng cách lấy phổ đo có bia trừ cho phổ đo không bia (phổ phông). Việc trừ phổ được thực hiện bằng phần mềm Genie- 2000 Gamma Acquisition & Analysis. Hình 3.9 cho thấy giao diện của phần mềm Genie-2000 khi tiến hành trừ phông.

Hình 3.14. Giao diện của phần mềm Genie-2000 khi tiến hành trừ phông. Các bước thực hiện trừ phông bằng phần mềm Genie-2000 Gamma Acquisition & Analysis như sau:

- Mở phổ có bia (File → Open Datasoure → chọn tập tin phổ có bia cần phân tích).

- Chọn thẻ Option trên cửa sổ giao diện.

- Chọn lệnh Strip, sau đó xuất hiện hộp thoại cho phép chọn phổ phông cần trừ. Chú ý, ta cần nhập tỉ lệ giữa phổ có bia và phổ phông dựa vào thời gian đo vào câu lệnh ở phía dưới của hộp thoại (source = source – background * ….). Để xác định giá trị αR

nR ta cần quan tâm tới tổng số đếm các photon tán xạ ngược bằng cách lấy diện tích đỉnh tán xạ ngược. Do chỉ quan tâm tới các sự kiện tán xạ một lần nên ta chỉ lấy diện tích đỉnh tán xạ một lần. Việc lấy diện tích đỉnh được thực hiện bằng phần mềm Colegram gồm các bước sau:

- Mở phổ tán xạ ngược cần lấy diện tích đỉnh (File → Open → Chọn tập tin phổ tán xạ ngược cần lấy diện tích đỉnh). Để phần mềm Colegram nhận dạng được tập tin, cần thiết phải đổi tên miền của tập tin sang *.asc.

- Quét chọn đỉnh tán xạ một lần. Dùng chuột quét đỉnh tán xạ một lần cần lấy diện tích, quét chuột từ vị trí sát chân trái sang vị trí sát chân phải của đỉnh tán xạ một lần. Nhấp chọn vào biểu tượng Extract a Roi trên thanh công cụ Palette, sau đó nhấp vào khu vực đỉnh phổ vừa quét, trên màn hình xuất hiện hình ảnh phóng to của đỉnh phổ vừa quét như trình bày ở hình 3.10.

- Làm khớp đỉnh. Trên thanh công cụ Palette, nhấp chọn vào biểu tượng Remove background để loại bỏ phông nền, tiếp theo nhấp vào biểu tượng Select peak shape, trên màn hình xuất hiện hộp thoại Peaks preference cho phép ta chọn hàm khớp. Vì đỉnh tán xạ gamma thường có dạng đỉnh Gauss nên ta chọn hàm khớp là hàm Gaussian bằng cách chọn Gaussian Peak. Sau đó nhấp chuột vào vị trí đỉnh và nhấp vào biểu tượng Least square method (10 times) để được đường khớp tốt nhất. Ta có thể chọn biểu tượng Least square method và nhấp chọn lặp lại nhiều lần đến khi có được đường khớp tốt nhất. Việc quét đỉnh tốt thể hiện ở đường khớp càng có dạng Gauss càng tốt và giá trị Chi bình phương (Chi 2) hiển thị trong hộp thoại thông báo càng nhỏ càng tốt. Giao diện màn hình sau khi làm khớp đỉnh thể hiện ở hình 3.11.

Hình 3.16. Giao diện màn hình sau khi làm khớp đỉnh.

- Ghi nhận giá trị của diện tích đỉnh tán xạ. Sau khi làm khớp, trên hộp thoại Peak Imformation hiển thị các thông tin của đỉnh như vị trí theo kênh (Position), độ cao đỉnh (Amplitude), giá trị độ lệch tiêu chuẩn σ (Width) và giá trị diện tích đỉnh (Surface).

Một phần của tài liệu khảo sát albedo gamma trên vật liệu cu, al, thép c45 (Trang 46 - 49)