Hình thức thảo luận nhóm

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG ĐÀO TẠO CƠ BẢN (Trang 31 - 32)

2.1. Phương pháp chia nhóm

Việc hình thành nhóm thảo luận phải dựa trên việc các thành viên nhóm có cùng một mục tiêu chung hay cùng chia sẻ sự quan tâm đối với một vấn đề nào đó.

Việc chia nhóm phải dựa trên các yếu tố: mục tiêu bài giảng, nội dung, hình thức hoạt động, điều kiện môi trường,...Có thể tóm tắt cách chia nhóm như sau:

+ Chia ngẫu nhiên: Bằng cách đến số, phát thẻ, gắp thăm, sắp xếp theo mầu sắc. Ví dụ: Đếm số thứ tự. Học viên đếm từ 1 đến n (n là số nhóm muốn chia). Những người cùng một số thì vào một nhóm. Cách chia này thường được sử dụng trong các trường hợp mà bài tập không có yêu cầu gì đặc biệt cả đối với các thành viên trong nhóm.

+ Chia theo vị trí ngồi: Những học viên ngồi gần nhau tạo thành 1 nhóm, ví dụ nhóm 3, 4 ... người. Cách chia nhóm này dễ thực hiện. Tuy nhiên nếu cần giảng viên có thể yêu cầu một số học viên đổi chỗ ngồi trước khi chia nhóm để đảm bảo các nhóm cân bằng về trình độ, độ tuổi, giới tính ...

+ Chia theo độ tuổi: Những học viên ở cùng độ tuổi tạo thành một nhóm. ví dụ: nhóm 1 gồm những người dưới 30 tuổi; nhóm 2 gồm những người từ 31 - 40 tuổi. Cách này được sử dụng cho những bài tập phân tích vấn đề phụ thuộc nhiều vào lứa tuổi.

+ Chia theo sở thích: Những học viên cùng sở thích (công việc) vào chung một nhóm. Cách này được sử dụng khi cần thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau ví dụ : nhóm những người làm chăn nuôi, nhóm những người trồng trọt.

+ Chia theo giới tính: Chia thành nhóm nam và nhóm nữ. Cách này được sử dụng khi học viên mới quen nhau, còn rụt rè hoặc khi thảo luận các vấn đề liên quan đến giới.

30

2.2. Xác định phạm vi nhóm

Số lượng thành viên trong nhóm trong thực tế thường dao động từ 3 đến 13 thành viên, tuy nhiên theo một nghiên cứu khoa học một nhóm thảo luận lý tưởng là 5 thành viên. Kinh nghiệm cho thấy một nhóm quá nhiều thành viên thì thường các thành viên ít có cơ hội phát biểu trao đổi hay tham gia vào các quyết định của nhóm.

Lưu ý rằng, nhóm từ 4 - 6 HV là nhóm lí tưởng và đem lại nhiều thành công hơn cả, vì nhóm lớn hơn, HV không tập hợp hết các ý kiến của thành viên trong nhóm trong khoảng thời gian quá ngắn.

2.3. Nguyên tắc thảo luận nhóm

Nhóm hoạt động nên có 1 nhóm trưởng, một nhóm phó hoặc trợ lý nhóm trưởng sẵn sàng thay thế, đảm nhận công việc điều hành nhóm khi nhóm trưởng vắng mặt. Nguyên tắc thảo luận nhóm là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

2.4. Sắp xếp, bố trí chỗ ngồi thảo luận nhóm

- Địa điểm thảo luận nhóm nên tổ chức ở những nơi không khí yên tĩnh thuận lợi cho việc tập trung suy nghĩ.

- Việc sắp xếp, bố trí chỗ ngồi cũng rất quan trọng, nên d. Cần làm nhanh để không tốn thời gian và giữ trật tự.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG ĐÀO TẠO CƠ BẢN (Trang 31 - 32)