BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỔI MỚI MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG CÁC TIẾT TẬP ĐỌC (Trang 36 - 39)

Từ những kết quả đã gặt hái được, giờ đây, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm như sau:

Giáo viên phải thật sự yêu nghề, có trách nhiệm trong giảng dạy, chịu khó kiên nhẫn trong việc uốn nắn học sinh.

Phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân mắc lỗi từ đó đưa ra hướng khắc phục là không thể thiếu trong quá trình giảng dạy.

Muốn dạy tốt phân môn chính tả, giáo viên cần phải rèn luyện cho mình giọng đọc to rõ ràng và diễn cảm đễ thu hút sự chú ý của học sinh. Khi đọc, giáo viên phải đọc chính xác, đọc chậm rãi, thong thả. Đó là điều quan trọng để khi học sinh nghe được rõ ràng và viết đúng chính tả.

Bên cạnh đó giáo viên cần quan tâm đến các em học sinh trong giờ dạy học và đặc biệt là đối tượng học sinh yếu kém. Giáo viên phải rèn luyện, hướng dẫn khéo léo, mềm mỏng với những học sinh cá biệt. Phải dùng nhiều hình thức rèn luyện, khen thưởng và động viên các em kịp thời. Để kết quả phân môn Chính tả đạt hiệu quả cao, giáo viên luôn đào sâu suy nghĩ, tìm tòi hình thức phù hợp để dạy, luôn đưa được những điều đã được tìm hiểu kỹ vào bài giảng. Phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức học tập, để tiết học diễn ra nhẹ nhàng thu hút học sinh.

Giáo viên phải luôn tích cực tự bồi dưỡng, sưu tầm, trau dồi ở đồng nghiệp và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn. Phải phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, tạo điều kiện nhắc nhở, kiểm tra học sinh rèn thêm ở nhà, có như vậy các em sẽ nhanh tiến bộ trong học tập.

Người giáo viên không nên bằng lòng với kết quả đã đạt được, nên tìm tòi khám phá, cập nhật thông tin để làm phong phú phương pháp và hình thức dạy học cho mỗi tiết học luôn là những điều mới mẻ tạo cho học sinh hứng thú, say mê môn học, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.

Nhìn chung, để giúp học sinh học tốt, một trong những điều kiện quan trọng là giáo viên chính là yếu tố cốt lõi, phải nắm vững phương pháp dạy học, nắm vững nội dung chương trình, lựa chọn và phối hợp hợp lý các phương pháp và hình thức tổ chức, phương tiện dạy học để truyền tải nội dung đã xác định.

Bên cạnh đó, tổ chức và thay đổi các hoạt động tạo hưng phấn cho học sinh học tập và yêu thích môn học.

Cũng như ở phân môn Chính tả, muốn học sinh viết đúng chính tả đòi hỏi giáo viên phải có óc sáng tạo phong phú để hướng dẫn giảng dạy cho các em nắm vững một số quy tắc chính tả và thuộc lòng bảng chữ cái để các em viết được một văn bản hoàn chỉnh đều và đẹp. Giáo viên phải đầu tư cho tiết dạy, chuẩn bị tranh ảnh (vật thật), phục vụ cho phần bài tập… sao cho một tiết dạy chính tả không còn nhàm chán, nặng nề đối với các em nữa. Luôn luôn lấy học sinh làm trung tâm, tạo mọi điều kiện để học sinh tích cực chủ động học tập.

Qua thực tế giảng dạy với những kinh nghiệm của bản thân đã nghiên cứu, “Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1”, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm. Tuy vậy, đó cũng chỉ là những kinh nghiệm rất nhỏ mà bản thân áp dụng.

Rất mong được sự đóng góp, xây dựng của Ban lãnh đạo, Ban giám hiệu, cùng các quý thầy cô để đề tài này được hoàn chỉnh hơn giúp tôi giảng dạy ngày càng tốt hơn, đạt hiệu quả hơn.

Xin chân thành cảm ơn./.

Ngày 8 tháng 10 năm 2012 Người viết

PHẦN ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỔI MỚI MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG CÁC TIẾT TẬP ĐỌC (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w