Giai đoạn kết hợp

Một phần của tài liệu Bài giảng môn quản trị chiến lược (Trang 74 - 75)

2. QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

2.2. Giai đoạn kết hợp

Giai đoạn kết hợp của quy trình hoạch định chiến lược được thực hiện trên cơ sở áp dụng một hoặc một số trong năm công cụ sau: Ma trận SWOT, ma trận SPACE, ma trận BCG, ma trận IE và ma trận chiến lược chính. Trên cơ sở các thông tin có được từ giai đoạn 1 (ma trận EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận IFE), những công cụ này giúp kết hợp các cơ hội và nguy ccơ bên ngoài với những điểm mạnh, điểm yếu bên trong để hình thành các chiến lược khả thi có thể lựa chọn.

Để kết hợp các yếu tố của môi trường bên ngoài với các yếu tố của môi trường bên trong để hình thành chiến lược, trong thực tế ma trận SWOT được coi là công cụ chủ yếu nhất, hữu hiệu nhất, được sử dụng phổ biến, thường xuyên nhất.

Ma trận SWOT (điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – nguy cơ)

Ma trận SWOT là một công cụ kết hợp quan trọng giúp các nhà quản trị hình thành bốn nhóm chiến lược sau: chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO), chiến lược điểm yếu - cơ hội (WO), chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST), chiến lược điểm yếu - nguy cơ(WT).

- Các chiến lược SO: phát huy những điểm mạnh bên trong để đón nhận những cơ hội bên ngoài.

- Các chiến lược WO: nhằm khắc phục những điểm yếu bên trong để nắm bắt những cơ hội bên ngoài.

- Các chiến lược ST: sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để né tránh hay giảm thiểu những thiệt hại do ảnh hưởng của các mối đe dọa từ bên ngoài.

- Các chiến lược WT: là những chiến lược phòng thủ, khắc phục những điểm yếu bên trong để né tránh những mối đe dọa của môi trường bên ngoài.

Theo Fred R. David, để lập một ma trận SWOT phải trải qua 8 bước:

1. Liệt kê các cơ hội chủ yếu từ môi trường bên ngoài của doanh nghiệp (O1, O2,…). 2. Liệt kê các mối đe dọa chủ yếu từ môi trường bên ngoài của doanh nghiệp (T1, T2,…). 3. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu của doanh nghiệp (S1, S2,…).

4. Liệt kê những điểm yếu chủ yếu của doanh nghiệp (W1, W2,…).

5. Kết hợp những điểm mạnh bên trong với các cơ hội bên ngoài, hình thành các chiến lược SO.

6. Kết hợp những điểm yếu bên trong với các cơ hội bên ngoài, hình thành các chiến lược WO.

7. Kết hợp những điểm mạnh bên trong với các mối đe dọa bên ngoài, hình thành các chiến lược ST.

8. Kết hợp những điểm yếu bên trong với các mối đe dọa bên ngoài, hình thành các chiến lược WT.

Ngoài quy trình 8 bước để lập ma trận SWOT vừa nêu, để thực hiện phân tích SWOT và hoạch định các chiến lược, một số quan điểm đưa ra quy trình 4 bước như sau:

71

Bước 1. Liệt kê các yếu tố chủ yếu của môi trường bên trong và bên ngoài lên các ô của ma trận SWOT.

Những cơ hội chủ yếu (O)

1. 2. 3. …

Những nguy cơ chủ yếu (T)

1. 2. 3. … Các điểm mạnh chủ yếu (S) 1. 2. 3. … Các chiến lược SO Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội. Các chiến lược ST Sử dụng những điểm mạnh để né tránh nguy cơ.

Các điểm yếu chủ yếu (W)

1. 2. 3. …

Các chiến lược WO

Khắc phục điểm yếu để khai thác cơ hội

Các chiến lược WT

Khắc phục điểm yếu để vượt qua/ né tránh nguy cơ.

Hình 5.2. Ma trận SWOT.

- S + T: Cần phải sử dụng mặt mạnh nào để đối phó với những nguy cơ từ môi trường bên ngoài?

- W + O: Có thể xuất hiện hai cách kết hợp trong việc đề xuất chiến lược: - Phải tập trung khắc phục những yếu kém nào để tạo điều kiện cho việc tận dụng những cơ hội từ môi trường bên ngoài? Hoặc: - Cần phải khai thác những cơ hội nào để lấp dần những chỗ yếu kém nội tại của doanh nghiệp?

- W + T: Phải khắc phục những yếu kém nào để có thể né tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại từ các nguy cơ.

Bước 3. Đưa ra kết hợp giữa bốn yếu tố.

S + W + O + T: Mục đích của sự kết hợp này là tạo ra một sự cộng hưởng giữa bốn yếu tố để hình thành một chiến lược mà qua đó có thể giúp doanh nghiệp sử dụng mặt mạnh để khai thác tốt nhất cơ hội khắc phục những yếu kém và giảm bớt nguy cơ.

Bước 4. Tổng hợp và xem xét lại các chiến lược. Cần chú ý 2 vấn đề:

- Phân nhóm chiến lược.

- Phối hợp chiến lược thành một hệ thống có tính hỗ trợ cho nhau và dĩ nhiên có thể loại bỏ bớt những chiến lược không đảm bảo tính hệ thống.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn quản trị chiến lược (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)