5.2.3.1. Uy tín của người lãnh đạo quản lý
Vị trí của người lãnh đạo trong hệ thống quản lý được xác định bởi uy tín của họ.
Uy tín là hình thức phản ánh mối quan hệ giữa người lãnh đạo quản lý và cấp dưới. Nó biểu hiện sự tín nhiệm của mọi người đối với người lãnh đạo quản lý, thể hiện khả năng ảnh hưởng của người lãnh đạo quản lý đến quan niệm, tình cảm và hành vi của cấp dưới.
Uy tín của người lãnh đạo quản lý có 2 đặc điểm:
- Thường được tạo ra sau một thời gian dài phấn đấu, rèn luyện nhưng lại có thể mất đi nhanh chóng.
- Là vấn đề có tính chất xã hội đòi hỏi phải được quần chúng thừa nhận.
→ Muốn có uy tín người lãnh đạo quản lý phải biết kết hợp giữa quyền uy do vị trí cấp bậc đem lại với phẩm chất và năng lực cá nhân.
5.2.3.2. Phong cách làm việc của người lãnh đạo quản lý
Phong cách làm việc là tổng thể các biện pháp, cách thức, thói quen, cách cư xử đặc trưng mà người lãnh đạo quản lý sử dụng trong giải quyết công việc hàng ngày để hoàn thành nhiệm vụ.
Trong thực tế, phong cách làm việc của mỗi người lãnh đạo quản lý cụ thể có những sắc thái riêng nhưng phong cách làm việc khoa học phải có những đặc điểm chung sau:
(1) Sự thống nhất giữa tính nguyên tắc cao với tính năng động, sáng tạo trong công việc và sự nhạy cảm với các mối.
(2) Sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng với tính trung thực, khách quan, và khoa học trong công việc.
(3) Thống nhất giữa phong cách làm việc dân chủ với tính chất quyết đoán và trách nhiệm cá nhân cao của người lãnh đạo.
(4) Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm. (5) Sâu sát cơ sở kịp thời phát hiện và giải quyết các yêu cầu và nguyện vọng của quần chúng.
Trong thực tế lãnh đạo quản lý thường có ba loại phong cách với đặc điểm, ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng khác nhau. Ba phong cách đó là:
- Phong cách cưỡng bức, phong cách dân chủ, phong cách tự do. Câu hỏi ôn tập
1. Những đặc trưng cơ bản về người lãnh đạo quản lý? 2. Những yêu cầu cơ bản đối với người lãnh đạo quản lý?
Chuyên đề 06