Phân tích mô hình năm lực lượng cạnh tranh:

Một phần của tài liệu Phân tích thị trường caphe việt nam – so sánh và đánh giá VINACAFE và hãng nescafe (Trang 26 - 29)

III- CÔNG TY TNHH NESTLÉ VIỆT NAM:

4. Phân tích mô hình năm lực lượng cạnh tranh:

a) Nhà cung cấp:

Nguồn nguyên liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất vì nó là nhân tố tiên quyết liên quan đến sự thành bại của 1 chiến lược kinh doanh. Là một doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam, thời gian đầu Nescafé gặp phải nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn nguyên liệu để chủ động sản xuất và giảm chi phí nhập khẩu. Tuy nhiên, bằng cách tiếp cận có tính chiến lược cao của mình, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã ngày một gần gũi hơn với các nhà cung cấp cà phê tại Việt Nam mà đặc biệt Công ty đã thiết lập quan hệ đến từng hộ dân trồng cà phê tại các vựa cà phê nổi tiếng của Việt Nam.

Không có điều kiện về các nông trại đầu tư để trồng cà phê cho bản thân Công ty, Nestle tập trung vào việc hỗ trợ cho các trang trại cà phê tại địa phương và cam kết bao tiêu sản phẩm. Từ năm 1999 tới nay, Nestlé cũng đã phối hợp với Chính phủ Việt Nam nỗ lực cải thiện chất lượng các vụ mùa cà phê. Nestlé đã cung cấp và hỗ trợ kỹ thuật cho người dân trồng cà phê, giúp họ cung cấp cà phê chất lượng hơn, tăng thu nhập cho mỗi hộ gia đình nông dân. Hiện tại, Nestlé là nhà thu mua trực tiếp, tiêu thụ khoảng 25% sản lượng cà phê hằng năm tại Việt Nam và hàng nghìn người được hưởng lợi từ hệ thống cung ứng hàng của Nestlé.

b) Khách hàng:

Xác định khách hàng là một nhân tố vô cùng quan trọng đối với chiến lược kinh doanh, tuy nhiên không phải mọi sản phẩm đưa ra đều phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Nescafé hướng đến các đối tượng khách hàng trẻ, năng động ưa khám phá những điều mới lạ và thích trải nghiệm chứ không cứng nhắc trọng sự lựa chọn sản phẩm

Vì là đơn vị dẫn đầu về thị phần tại thị trường cà phê Việt Nam nên Nescafé đương nhiên có rất nhiều các đối thủ cạnh tranh, thậm chí là các đối thủ được hậu thuẫn bởi nhiều yếu tố ngoài chuyên môn khác. Trong các đối thủ cạnh tranh thì Trung Nguyên là đối thủ trực tiếp của Nescafé, một đối thủ nhắm đích danh Nescafé để tấn công. Bên cạnh đó 2 thương hiệu này cũng cùng chng một số các đối thủ tiềm ẩn khác. Các đối thủ cạnh tranh chính của Nescafé bao gồm:

- Cà phê hoà tan G7, 777 của Trung Nguyên:

NesCafé ở Việt Nam gặp phải một đối thủ “kì lạ” – thị phần không lớn nhất, nhưng lại lớn mồm nhất – chính là G7 của Trung Nguyên, chuyên tung ra các chương trình roadshow, quảng cáo nhắm trực tiếp vào NesCafé.

G7, một cái tên “ngoại”, cổ vũ cho sự đi lên của nước Việt vĩ đại, thích nhại đi nhại lại thông điệp “Người Việt Nam đích thực dùng cà phê hòa tan Việt Nam đích thực”.

- Vinacafé của Công ty Cổ phần café Biên Hòa:

Bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 1979 và hiện tại là hãng café chiếm thị phần cao tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm của mình. Với nhà máy sản xuất café hòa tan với công suất 3.000 tấn/ năm Vinacafé đã trở thành doanh nghiệp lớn nhất về năng lực sản xuất và dẫn đầu về công nghệ sản xuất cà phê hòa tan. Như vậy, cùng với Nescafé thì Vinacafé được coi là đối thủ đáng gờm nhất mà Trung Nguyên phải đối mặt từ trước đến nay.

- Café Vinamilk của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk:

Trong lúc thế trận giữa các anh hào đang gay cấn thì “đàn em” Vinamilk Café đang cố gắng nương theo thương hiệu mẹ để phát triển và tỏ ra là một thương hiệu tiềm năng. Vinamilk Café có mặt ở hầu hết các siêu thị cũng như các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc chiến lược của sản phẩm này bước đầu là

dựa trên lợi thế uy tín của thương hiệu Vinamilk để thu hút người tiêu dùng. Vì vậy, ở đâu có sữa Vinamilk, ở đó có Vinamilk Café.

- Maccoffee của Food Empire Holadings:

Là nhãn hiệu cà phê 3 trong 1 đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Những năm đầu của thập kỷ 90 chứng kiến những chuyển biến mang tính cách mạng ở Việt Nam. Để theo kịp bước tiến của thời đại, Food Empire Holdings đã cho ra đời MacCoffee - một sản phẩm đầy tính sáng tạo đã góp phần thay đổi thói quen uống cà phê của người tiêu dùng. Là nhãn hiệu cà phê 3 trong 1 đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, với công thức pha chế độc đáo kết hợp giữa các hạt cà phê thượng hạng, kem và đường, MacCoffee đem đến sự thuận tiện cho người yêu thích cà phê.

d) Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng:

Với thị phẩn chiếm đa số hiện có của mình, Nescafé không lo ngại nhiều về các đối thủ tiềm tàng khác ngoài việc tập trung vào cuộc chiến với 4 sản phầm đã nêu trên.

e) Sản phẩm thay thế:

Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.

Bên cạnh việc sử dụng café hòa tan, hiện nay người tiêu dùng còn có sự lựa chọn khác đó là café phin truyền thống và café lon hòa tan.

- Café lon hòa tan:

Trong những năm gần đây, người tiêu dùng Việt Nam đã bắt đầu làm quen với sản phẩm café đóng lon có thể uống ngay mà không cần pha chế. Loại sản phẩm này thu hút được nhiều người vì tính tiện dụng và phù hợp với cuộc sống hiện đại luôn bận rộn.

Có rất nhiều người vẫn giữ thói quen sử dụng sản phẩm cà phê rang xay pha bằng phin, hầu hết đối tượng khách hàng này là tầng lớp trung niên và người có tuổi. Tuy nhiên cũng có nhiều đối tượng trẻ tuổi thích thưởng thức cà phê theo phong cách này vì họ muốn tận hưởng cảm giác thư giãn khi ngồi bên tách cà phê.

Một phần của tài liệu Phân tích thị trường caphe việt nam – so sánh và đánh giá VINACAFE và hãng nescafe (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w