KẾT LUẬN CHƯƠNG
6.2.2 Giải pháp sản xuất sản phẩm tối ưu:
+ Về sản phẩm: Việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới cho từng ngành, cụ thể: - Ngành Cracker: sản xuất sản phẩm biscuit coconut butter với kỹ thuật và chất lượng cao. - Ngành Cookies:Đưa ra nhiều cạnh tranh về giá và chất lượng với sản phẩm ngoại nhập. - Bánh Trung Thu: Sản xuất các sản phẩm giảm ngọt, giảm béo, tạo ra sự khác biệt rõ rệt về hương vị; Phát triển mạnh dòng sản phẩm cao cấp, khác biệt về khẩu vị và dinh dưỡng cho nhu cầu biếu tặng.
- Ngành Cakes:Đa dạng hóa dòng sản phẩm bánh bông lan 02 nhân chất lượng mới lạ. - Ngành Bread:Đa dạng hóadòng sản phẩm bánh mì tươi công nghiệp nhân mặn, các dòng bánh mì sandwich được người tiêu dùng ưa thích.
+ Về sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm:
- Với chiến lược liên kết về phía sau, Kinh Đô nên liên kết đầu tư vốn với các nhà cung cấp, để có nguyên liệu đầu vào mang tính ổn định và sát giá hơn góp phần hạ giá thành.
- Ký các hợp đồng cung cấp các nguyên liệu ngoại nhập dài hạn, để các nhà cung cấp nhập khẩu nguyên liệu đầu vào ổn định, giảm thiểu chi phí dừng vận hành, giảm chi phí.
- Xây dựng quy trình, định lương nguyên liệu sản xuất hợp lý, khoán chi phí thu mua các nguyên vật liệu nhỏ lẻđể tạo sự chủđộng cho các nguồn nguyên vật liệu.
- Có kế hoạch tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, tăng cường đầu tư các loại máy có công nghệ hiện đại nhất, từ nguồn khấu hao tài sản và nguồn đầu tư phát triển.
- Khuyến khích các sáng kiến cải tiến kỹ thuật sản xuất, nâng năng suất máy móc thiết bị, thay thế linh kiện trong nước nhằm giảm chi phí giá thành.
- Về quản lý chất lượng: Cần áp dụng thêm các hệ thống: Chứng chỉ Hệ thống quản lý môi trường ISO14000, hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) hoặc Hệ thống an toàn thực phẩm ISO22000:2005 và các công cụ quản lý tiên tiến: 5S, Kaizen…