Phương pháp định giá đựa vào chỉ số P/E (price earning ratio)

Một phần của tài liệu Định giá tài sản_Thương mại (Trang 38 - 41)

− Cơ sở phương pháp:

+ Giá cả chứng khoán chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau

nên giá cả chứng khoán thường không phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp phát hành. Tuy nhiên, nếu thị trường hoàn hảo, thì giá cả chứng khoán chỉ phản ánh cung cầu thuần túy, nên có thể sử dụng để ước lượng giá trị doanh nghiệp. Thị trường hoàn hảo thỏa mãn 5 điều kiện:

• Có vô số người mua và người bán

• Các loại chứng khoán có thể thay thế được cho nhau

• Chứng khoán và thông tin có thể được lưu thông tự do

• Có thể mua bán chứng khoán vào bất kì lúc nào và nơi

nào

• Các thành viên đều nắm rõ các điều kiện giao dịch chứng

khoán

+ P/E : là chỉ số phản ánh giá trị mà thị trường sẵn sàng trả cho

trong quá khứ và thu nhập ròng bình quân mỗi cổ phiếu (EPS) dự kiến thì có thể ước tính giá trị của mỗi cổ phần

+ Đây là một phương pháp mang tính kinh nghiệm song lại được

sử dụng khá phổ biến trên trị trường Tài chính thế giới để ước lượng nhanh giá trị của 1 chứng khoán

+ Thực chất của tỉ số P/E:

Giả định doanh nghiệp thu được lợi nhuận thuần của mỗi cổ

phiếu hằng năm là Pi và sử dụng toàn bộ lợi nhuận thuần đó để

chi trả lợi tức cổ phần, thì giá trị CP được xác định qua công thức :

Giả sử P1 = P2 = … = Pn = P và n →∞ thì:

+ Phương pháp xác định

• Trên thị trường chứng khoán hoạt động hoàn hảo, P/E phản ánh

tương đối trung thực tương quan giữa giá trị hợp lí của một cổ

V0= + + ...+ +

V0 = P/r

phần với lợi nhuận ròng của mỗi cổ phần. Giá trị của doanh nghiệp hay giá trị của mỗi cổ phần có thể ước lượng theo công thức:

• P/E thường sử dụng là của những công ty lớn niêm yết trên thị

trường chứng khoán hoặc P/E trung bình của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh có cổ phiếu giao dịch trên cùng thị trường.

• Trong thực tế, không tồn tại thị trường chứng khoán thỏa mãn

điều kiện hoàn hảo nêu trên, nên người ta thường sử dụng P/E kết hợp với nhiều chỉ số khác của những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tương tự và có cổ phiếu giao dịch trên thị trường.

Ưu điểm và hạn chế của phương pháp định lượng Goodwill:

+ Ưu điểm

• Cho phép có thể ước lượng 1 cách tương đối và nhanh

chóng về giá trị doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư ra quyết định kịp thời trong hoạt động giao dịch của nhà đầu tư thiểu số trên thị trường cấp II – Sở giao dịch chứng khoán

• Bản chất của phương pháp PER là sử dụng giá trị thị

trường, tức là sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp để ước lượng giá trị doanh nghiêp. Vì vậy nếu thị trường Giá trị doanh nghiệp = lợi nhuận dự kiến của mỗi cổ phần P/E trung bình

chứng khoán hoạt động ổn định thì phương pháp PER sẽ trở thành 1 phương pháp rất thông dụng.

+ Nhược điểm

• Cơ sở lí thuyết không được rõ ràng,mang nặng tính kinh

nghiệm do dựa vào P/E trong quá khứ

• Không thể giải thích được vì sao cũng là 1 đồng lợi nhuận nhưng ở doanh nghiệp này PER=20, tức là được trả giá gấp 20 lần, trong khi doanh nghiệp khác ,thị trường lại sẵn sàng trả 30 lần hoặc hơn nữa.

• Không đưa ra được những cơ sở để các nhà đầu tư phân

tích, đánh giá khả năng tăng trưởng và rủi ro tác động tới giá trị doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Định giá tài sản_Thương mại (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w