Phương pháp định lượng Goodwill (lợi thế thương mại)

Một phần của tài liệu Định giá tài sản_Thương mại (Trang 33 - 38)

− Cơ sở phương pháp: Hai doanh nghiệp có tài sản như nhau nhưng

khác nhau về lợi thế thương mại ( vị trí, trình độ quản lí, thương hiệu...) thì kết quả và hiệu quả kinh doanh khách nhau, từ đó ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.

− Phương pháp xác định:

Trong đó:

V0: Giá trị doanh nghiệp ANC: Giá trị tài sản thuần

GW: Giá trị tài sản vô hình, còn gọi là lợi thế thương mại

(1)

V0 = ANC + GW

: Lợi nhuận năm t

At: Giá trị tài sản đưa vào kinh doanh

r: Tỷ suất lợi nhuận “bình thường” của tài sản đưa vào kinh doanh

r. : Lợi nhuận bình thường của tài sản đưa vào kinh

doanh năm t

: siêu lợi nhuận ở năm t

Xuất phát từ công thức (1) các nhà kinh tế có những quan điểm rất khác nhau trong việc lựa chọn các tham số Bt, At , và r. Bảng dưới đây sẽ thể hiện những quan điểm chủ yếu:

Bảng: Sự kết hợp giữa các tham số để tính Goodwill

Tên phương pháp

Tỷ suất sinh lời bình thường của tài

sản

Lợi nhuận ( Tài sản đầu từ vào

kinh doanh (

UEC (của hiệp hội chuyên gia kế toán Châu

Âu)

Chi phí sử dụng vốn trung bình

Lợi nhuận sau thuế trước lãi vay

Tổng giá trị tài sản (không phân biệt tài sản được tài trợ bằng

Anglo- Saxons Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận thuần Giá trị tài sản thuần

được đánh giá lại

CPNE ( Vốn thường xuyên cần thiết cho kinh doanh) Chi phí sử dụng vốn trung bình tính riêng cho các nguồn

tài trợ dài và trung hạn

Lợi nhuận sau thuế trước lãi vay trung

và dài hạn

Vốn thường xuyên được tài trợ bằng các nguồn ổn định (trung

và dài hạn)

• Phương pháp UEC lựa chọn các tham số trên cơ sở cho

rằng: tài sản của doanh nghiệp còn được tài trợ dưới hình thức các khoản nợ. Do đó bổn phận của người mua là phải tạo ra tỷ suất lợi nhuận tối thiểu, phản ánh chi phí cơ hội của các nhà đầu tư. Tức là phải trả được lãi vay và mức lợi nhuận tối thiểu mà các cổ đông đòi hỏi.

Khoản lợi nhuận vượt trội so với định mức sinh lời tối thiểu đó mới được coi là siêu lợi nhuận, tức GW. Và

cũng vì vậy mà lợi nhuận (Bt) cần phải được thay bằng

lợi nhuận sau thuế trước lãi vay, bởi đó là khoản lợi nhuận sinh ra do yếu tố hữu hình và vô hình của doanh nghiệp, nó được cấu thành từ lợi nhuận “ bình thường” của tài sản hữu hình siêu lợi nhuận.

• Phương pháp Anglo-Saxons lựa chọn các tham số có nhấn mạnh đến các yếu tố rủi ro: ít có doanh nghiệp nào được tài tợ bằng 100% vốn chủ sở hữu. Khi cơ cấu nợ tăng tức là rủi ro tài chính cũng tăng. Vì vậy, tỉ suất sinh lời tối thiểu trên vốn chủ sở hữu cũng phải giá tăng để bù đắp rủi ro.Khoản lợi nhuận thuần mà doanh nghiệp mang lại vượt trên mức sinh lời đòi hỏi của chủ sở hữu mới được coi là siêu lợi nhuận (GW)

• Phương pháp CPNE: xem xét doanh nghiệp như một dự

án đầu tư có sẵn nhằm thu siêu lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp tạo ra một khoản lợi nhuận do hoạt động đầu tư mang lại, cao hơn mức sinh lời tối thiểu mới được gọi là siêu lợi nhuận.

Ưu điểm và hạn chế của phương pháp định lượng Goodwill:

+ Ưu điểm:

• Là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp có cơ sở

vững chắc và đã chỉ rõ giá trị doanh nghiệp được cấu thành bới 2 yếu tố: hữu hình và vô hình. Cho đến nay, phương pháp định lượng GW là phương pháp duy nhất xác định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp,

• Phương pháp tính GW cho phép các chuyên gia có thể

định giá thông qua việc bù trừ sai sót có thể xảy ra khi đánh giá lại giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp, vì nếu

giá trị tài sản (ANC, At) được đánh giá cao sẽ làm giảm

• Tạo cơ sở để phân tích mức độ tác động của yếu tố rủi ro kinh doanh và rủi ro lãi suất đến giá trị doanh nghiệp

• Có tính đến cả lợi ích của người mua và người bán, bởi lẽ

công thức cho thấy người mua doanh nghiêp là nhằm thu được khoản lợi nhuận cao hơn mức bình thường chứ không chỉ đơn thuần là mua tài sản hiện hành.

• Nếu các dữ liệu, thông tin đạt được độ tin cậy cần thiết

thì phương pháp này luôn mang lại sự tin tưởng vững chắc hơn so với các phương pháp khác.

+ Hạn chế:

• Do tác động của các yếu tố bên ngoài như quy luật tỷ

suất lợi nhuận bình quân, quy luật cạnh tranh nên doanh nghiệp khó có thể dự báo thời hạn và thiếu căn cứ để xây dựng giả thuyết về lợi nhuận trong tương lai

• Là sự kết hợp giữa phương pháp định giá tài sản thuần

với hiện tại hóa lợi nhuận, nên khó tránh khỏi hạn chế của 2 phương pháp này, chẳng hạn sẽ gặp khó khăn khi định giá tài sản đặc biệt, không có giá bán trên thị trường.

• GW có biên độ dao động rất lớn trước những thay đổi

nhỏ của r, nếu sử dụng r không hợp lý sẽ đưa đến những kết luận sai lầm về giá trị DN

• Không cung cấp cơ sở dữ liệu cần thiết để nhà đầu tư đánh giá triển vọng của DN trong tương lai. Do đó, những tham số lựa chọn còn mang tính chủ quan.

Một phần của tài liệu Định giá tài sản_Thương mại (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w