Bảng 3.3.1. Kết qủa tổng hợp Perovskit YFeO3
Phương pháp đồng kết
tủa trong nước sôi Kiểu mạng YFeO3
Tạp chất 6500C 7500C 8500C Trực thoi Trực thoi Trực thoi Không Không Không Phương pháp đồng kết
tủa trong nước lạnh 650 0C 7500C 8500C Trực thoi Trực thoi Y3Fe5O12 trực thoi, lục phương Y3Fe5O12 lục phương Y3Fe5O12 lục phương
Hình 3.3.1.Đường cong từ trễ của mẫuYFeO3điều chế theo phương pháp 1 nung ở 7500C(N3) và phương pháp 2 nung ở 7500
C(N1).
Qua hình 3.3.1 nếu so sánh các đặc trưng từ tính của bột YFeO3 điều chế theo hai phương pháp khác nhau sau khi nung ở cùng một nhiệt độ
7500C trong cùng một khoảng thời gian nung 1h thì độ từ hoá và lực kháng từ của phương pháp 2 lớn hơn rất nhiều so với phương pháp 1. Sự khác biệt nhau về từ tính đó có thể giải thích theo quan điểm khác nhau về hình dạng và kích thước của hạt ferrit tạo thành.
Thật vậy, bột YFeO3 điều chế theo phương pháp 2 sau khi nung ở nhiệt độ 7500
C cho các hạt hầu hết sự hình thành các hạt tinh thể càng nhiều cùng với sự kết dính giữa chúng tạo hạt có kích thước càng lớn đồng thời tạo chùm tinh thể. Còn các tinh thể YFeO3 điều chế theo phương pháp 1cho các hạt hầu hết là hình cầu có kích thước nano đạt 40 – 50 nm và độ đồng đều cao nhất.
Nhìn chung, phương pháp đồng kết tủa trong nước nóng mang lại kết quả tốt hơn về kích thước hạt và điều kiện tổng hợp hơn phương pháp đồng kết tủa trong nước lạnh.Tuy nhiên, kết quả phương pháp đồng kết tủa trong nước lạnh lại tiếp tục mở đường cho nhiều hướng nghiên cứu và tổng hợp mới.
Như vậy nếu tiếp tục khảo sát các ứng dụng của YFeO3 nên lựa chọn mẫu bột được nung ở 750OC theo phương pháp đồng kết tủa trong nước nóng. Ngoài ra nên tìm cách khống chế các điều kiện pH, nhiệt độ ….để tổng hợp bột nano YFeO3 theo phương pháp đồng kết tủa trong nước lạnh tinh khiết hơn.
CHƯƠNG 4- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ