Những tồn tại vướng mắc

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hòa Bình thành phố Kon Tum (Trang 28 - 30)

- Trong những năm qua vấn đề quản lý và sử dụng đất đai đã được các

4.5.4.2. Những tồn tại vướng mắc

- Hồ sơ tài liệu vừa thiếu vừa biến động, đặc biệt là các loại tài liệu sổ sách, bản đồ trước Luật đất đai 2003 đã bị hư hỏng hoặc thất lạc nhiều, việc lập bản đồ địa chính bằng công nghệ số còn chậm.

- Công tác quản lý hồ sơ địa chính còn lỏng lẻo, chưa được tiến hành một cách đồng bộ và hoàn chỉnh, chưa có phòng lưu trữ hồ riêng và đúng quy cách. Vì vậy, hồ sơ nhanh bị xuống cấp, hư hỏng do đó chưa đáp ứng được những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý đất đai cũng như cấp GCN QSDĐ

- Đội ngủ cán bộ địa chính thị trấn, xã trình độ còn hạn chế.

- Lề lối làm việc, trách nhiệm thái độ phục vụ nhân dân cũng như sự phối hợp trong công việc của một số cán bộ địa chính cơ sở chưa tạo được

sự tin tưởng của nhân dân, vẫn xảy ra hiện tượng nhũng nhiễu nhân dân của một số cán bộ chuyên môn.

- Sự phối hợp thực hiện giữa các cơ quan khác nhau liên quan đến việc xử lý hồ sơ xin cấp GCN QSDĐ như: Thị trấn, xã, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Chi Cục Thuế và Kho Bạc Nhà nước... còn thực hiện chưa ăn khớp nhịp nhàng, cụ thể :

+ Việc xác định của địa phương về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai và sự phù hợp với quy hoạch đất chậm.

+ Thời gian ký nhận hồ sơ lâu, không đảm bảo thời gian quy định trong quy trình cấp GCN QSDĐ.

- Mặc dù công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đất đai đã được quan tâm nhưng việc thực hiện thì chưa sâu sát đến từng người dân cũng như mới tuyên truyền phổ biến về nội dung của luật chứ chưa hướng dẫn cụ thể cho người dân về các trình tự thủ tục. Do đó khi người dân đi làm thủ tục thì gặp nhiều khó khăn do không biết phải làm những thủ tục gì, ở đâu.

- Cơ chế một cửa đến nay vân chưa thực sự là " một cửa" vì thực tế người dân khi đi làm thủ tục vẫn phải đi lại nhiều lần, đến nhiều nơi khác nhau.

- Nhiều trường hợp còn khó khăn về tài chính nên người sử dụng đất không đi đăng ký xin cấp GCN QSDĐ, một số hộ có đi đăng ký nhưng khi nhận được thông báo nộp nghĩa vụ tài chính thì lại kéo dài thời gian nộp biên lai thu để lập thủ tục trình ký GCN QSDĐ, làm chậm trễ thời gian thực hiện cấp giấy chứng nhận.

- Vẫn xảy ra nhiều sai sót trong vấn đề cấp GCN QSDĐ.

- Số lượng hộ còn tồn đọng do cấp đất sai thẩm quyền chưa được xem xét để cấp GCN QSDĐ còn nhiều.

- Hơn 25/33 đơn vị hành chính trên địa bàn huyện đang quản lý và sử dụng bằng bản đồ 299, nên công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn và độ chính xác không cao, dẫn đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiều hạn chế.

nhân cũng như các tổ chức sử dụng đất khác vẫn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

4.5.5. Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh và hoàn thiện công tác cấp GCN QSDĐ trên địa bàn xã Hòa Bình

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hòa Bình thành phố Kon Tum (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w