Mô hình bậc 1

Một phần của tài liệu Khảo sát một số mô hình cấu tạo ghép phân nghĩa trong tiếng việt hiện nay (qua ngữ liệu trên một số tờ báo nhân dân, hà nội mới, an ninh thủ đô, ) (Trang 33 - 42)

8. Cấu trúc khóa luận

2.3.1. Mô hình bậc 1

Giả sử mô hình bậc 1 có công thức chung như sau: A + X → S

Từ mô hình ghép này, ta có hai loại từ ghép phân nghĩa cụ thể như sau:

Loại 1: A + X → Sx (Từ ghép phân nghĩa một chiều)

Trong đó A là hình vị chỉ loại lớn, X là hình vị phân nghĩa cho A, S loại do A biểu thị

Loại 2: A +X → Sx hoặcSa (Từ ghép phân nghĩa hai chiều)

Trong đó cả A và X đều là hình vị có khả năng phân nghĩa cho nhau, S do A hoặc X quy định.

Từ đó, chúng tôi đi tìm hiểu cụ thể về từng loại trong mô hình bậc 1 để có cái nhìn cụ thể hơn về phương thức ghép phân nghĩa này:

2.3.1.1. Loại 1: A + X → Sx

Từ biểu thức này ta có thể cụ thể hóa như sau: A + B → S1

A + C →S2 A + D →S3 ....

A + X →SX

Với S1 ,S2 ,S3 , S... ,SX  S (S loại do A biểu thị )

Nghĩa là, những từ ghép này được cấu tạo từ một hình vị chung chỉ loại lớn kết hợp với các hình vị khác cho những ý nghĩa khác nhau, nhưng những ý nghĩa khác nhau này đều nằm trong ý nghĩa của A.

Mỗi ý nghĩa của một từ ghép là một loại nhỏ có quan hệ cùng cấp đối với nhau và dưới cấp với loại lớn mà A biểu thị. Hiện nay, mô hình này phổ biến trên báo chí. Hàng loạt từ mới do phương thức ghép phân nghĩa này tạo ra. Bởi hầu hết các sự vật hiện tượng mới khi ra đời đã được nhận thức ngay như một loại nhỏ nằm trong một loại sẵn có.

Căn cứ vào kết quả tìm hiểu trên một số tờ báo như báo nhân dân, báo an ninh, báo Hà Nội mới chúng tôi tạm đưa ra một số lĩnh vực như sau:

Trong lĩnh vực công nghiệp, điện tử mô hình này phổ biến nhất:

Ví dụ: A: máy, B: tuốt, C : bay, D: lọc, E: phát... X: điện Ta có: A + B → máy tuốt A + C → máy bay A + D → máy lọc A + E → máy phát ... A + X → máy điện

Hình vị A là máy:

Với ý nghĩa chỉ tính năng, ta có các từ: máy tiện, máy bào, máy phay... Với ý nghĩa chỉ năng lượng do chúng sinh ra, ta có các từ: máy điện, máy hơi nước... Với ý nghĩa chỉ hình dáng, ta có: máy lờ, máy thùng... Với ý nghĩa chỉ đặc tính hoạt động, ta có các từ: máy nổ, máy phát,...

Có thể thấy được khả năng phân nghĩa và khả năng tạo từ của nó trong sơ đồ hóa sau:

máy tuốt, máy bay, máy lọc, máy phát, máy điện...

B1 B1 B1 B1 B1

Ví dụ: A : xe, B : ngựa, C: lam, D: thồ, E : đạp... X: ô-tô

Ta có:A + B → xe ngựa. A + C → xe lam. A + D → xe thồ. A + E → xe đạp. ... A + X → xe máy. Hình vị A là xe

Với ý nghĩa chỉ loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có từ hai trục bánh xe trở lên, có phần động cơ và thùng hàng lắp trên

cùng một xát xi, ta có các từ: xe ô - tô, xe taxi, xe tải, xe công nông, xe bọc thép,...Với ý nghĩa chỉ loại xe cơ giới chỉ có hai bánh, di chuyển bằng sức người hoặc động vật, ta có các từ: xe thồ, xe đạp, xe ngựa,...

Có thể thấy được khả năng phân nghĩa và khả năng tạo từ của nó trong sơ đồ hóa sau:

xe đạp , xe lam , xe thồ , xe ngựa , xe máy...

Trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, kiểu mô hình này cũng rất thông dụng.

Ví dụ: A: súng, B: trường, C: lục, D: cối, E: giảm thanh... X: chống giật. Ta có: A + B → súng trường A + C → súng lục A + D → súng cối A + E → súng giảm thanh ... A + X → súng chống giật Hình vị súng:

Với ý nghĩa chỉ nguồn năng lượng sinh công khi bắn, ta có: súng hỏa khí, súng hơi, súng cơ và súng điện tử. Với ý nghĩa chỉ đặc điểm kết cấu và tính năng hoạt động, ta có: Súng ngắn, súng trường, tiểu liên, súng máy (bao gồm trung liên, trọng liên, đại liên), súng phóng lựu,... Với ý nghĩa chỉ kết cấu nòng, ta có: Súng nòng trơn và súng nòng rãnh,... Với ý nghĩa chỉ biên chế sử dụng, ta có: Súng cá nhân và súng tập thể,... Với ý nghĩa chỉ phương pháp sử dụng, ta có: Súng cầm tay và súng có giá,...

Có thể thấy được khả năng phân nghĩa và khả năng tạo từ của nó trong sơ đồ hóa sau:

Súng trường, súng lục,súng cối, súng giảm thanh, súng chống giật

B1 B1 B1 B1 B1 Như vậy, có thể thấy các từ ghép phân nghĩa sẽ lập thành những hệ thống nhỏ hơn dựa vào hình vị A đồng nhất. Mỗi từ có tác dụng phân hóa thành các loại lớn do A biểu thị thành những loại nhỏ tách rời nhau và độc lập với A, chỉ quan hệ với A theo quan hệ loại - chủng. Tùy theo đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng mới mà từ mới được hình thành.

Những từ ghép phân nghĩa có cấu tạo loại một khi khảo sát chúng tôi nhận thấy số lượng lớn. Hình vị A có bao nhiêu nghĩa thì mỗi nghĩa đều có khả năng sinh sản ra một hệ thống con những từ ghép phân nghĩa với nghĩa đó.

Ví dụ: hình vị A là: làm.

“Làm” là từ nhiều nghĩa, tương ứng với mỗi nghĩa ta có các từ ghép phân nghĩa với ý nghĩa khác nhau:

Làm với nghĩa là sản xuất nông nghiệp theo đặc tính mùa vụ hay cây trồng cho ta các từ: làm mùa, làm chiêm, làm màu.

Làm với nghĩa đóng vai trò, mang tư cách cho, ta các từ : làm gương, làm chủ, làm người, làm bạn.

Làm với nghĩa tạo ra cái gì đó mình chưa có hoặc có nhưng chưa ưng ý cho ta các từ : làm dáng, làm duyên, làm bộ, làm nũng, làm già,...

Trong từ ghép phân nghĩa, hình vị thứ hai (X) cũng có vai trò rất quan trọng, hình vị đó góp phần cụ thể hóa nghĩa cho A.

Ví dụ: Trong các từ ghép phân nghĩa sau: thợ tiện, thợ nề, thợ hàn, thợ rèn. Hình vị A là thợ, các hình vị X: tiện, nề, hàn, rèn là các hình vị chỉ động

tác. Các từ này chỉ những người thợ chuyên môn hóa về một lĩnh vực cụ thể

nào đó

Hoặc, trong các từ ghép phân nghĩa sau: thợ máy, thợ cơ khí, thợ đồng hồ,... thì hình vị A là thợ, các hình vị X: máy, cơ khí, đồng hồ,... là các hình

vị chỉ đối tượng. Các từ này chỉ những người thợ chuyên láp ráp, sửa chữa không chuyên về một thao tác cơ bản khi sản xuất.

Hoặc, trong các từ ghép phân nghĩa sau: thợ thiếc, thợ bạc, thợ mộc, thợ sợi,... thì hình vị A là thợ, các hình vị X: thiếc, bạc, mộc, sợi,... là các hình

vị chỉ nguyên liệu. Các từ này chỉ những người thợ có tính thủ công.

Do đó, ngoài việc xem xét cụ thể ý nghĩa của hình vị A cũng cần phải làm rõ ý nghĩa của hình vị X để hiểu đúng về nghĩa của từ ghép.

2.3.1.2: Loại 2: A +X → Sx hoặcSa (Từ ghép phân nghĩa hai chiều) Từ biểu thức này ta có thể cụ thể hóa như sau:

A + B → S1 A + C →S2 A + D →S3 ... A + X →SX  Trường hợp 1: S1, S2 ,S3 ,SXSa  Trường hợp 2: S1, S2 ,S3 ,SXSx

Nghĩa là cả hai hình vị đều có chức năng phân nghĩa cho nhau.

Ví dụ: Đội viên

Có hai loại: viên ở đây chỉ “người thuộc một tổ chức nhất định” theo ý nghĩa này ta lập được hệ thống gồm các từ sau đây: đội viên, đoàn viên, hội viên, tổ viên... như thế hình vị A là đội có tác dụng phân nghĩa cho viên.

Sơ đồ hóa thành biểu thức sau:

Đội viên : Đội phân hóa cho viên

Đội ở đây chỉ tên gọi của “một tổ chức, tổ chức này có kết cấu riêng của mình” theo ý nghĩa này ta lập được hệ thống gồm các từ sau đây: đội trưởng, đội phó,... như thế hình vị X là viên có tác dụng phân nghĩa cho đội, chỉ rõ một trong những thành phần của cái tổ chức gọi là đội đó.

Sơ đồ hóa thành biểu thức sau:

Đội viên : Viên phân hóa cho đội

Hơn thế nữa, viên với ý nghĩa chỉ người lại là yếu tố trong một hệ thống gồm các hình vị như trưởng, phó, nhà... và đội cũng là một yếu tố nằm trong hệ thống gồm các hình vị chỉ “tổ chức người...” như đội, đoàn, tổ, đảng...

Như thế trong trường hợp này chúng ta thấy cả hai hình vị đều có chức năng phân nghĩa cho nhau.

Căn cứ vào kết quả khảo sát mà chúng tôi thu được chúng tôi tạm chia loại 2 này thành các nhóm nhỏ sau:

* Nhóm 1: Nhóm từ ghép phân nghĩa chỉ người Ví dụ: Chỉ người theo tổ chức:

A+ viên: Các hình vị A này thường là tên gọi của các tổ chức như: đảng viên, đoàn viên, hội viên, tổ viên,... ở một số trường hợp dựa trên nét nghĩa tổ chức ta có tên gọi các hoạt động như: thuyết trình viên, báo cáo viên, chiêu đãi viên,...

Ngoài ra còn có một số cách ghép phân nghĩa chỉ người khác như: A+ trưởng, thí dụ như: đoàn trưởng, ty trưởng... Hoặc : phó + X, thí dụ như: phó đoàn, phó thuyền trưởng, phó khoa...

Ví dụ : Chỉ người theo hoạt động

Nhà + X: Chỉ những người chuyên hoạt động trong một ngành khoa học, một lĩnh vực xã hội nào đó có trình độ chuyên môn cao: nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà quân sự, nhà chính trị,... Hoặc, chỉ ngành nghề: nhà buôn, nhà nông, nhà giáo,...

Trong những trường hợp cần làm rõ hơn sẽ có những kết hợp cụ thể

hơn như: nhà nghiên cứu văn học dân gian, nhà hoạt động xã hội,... Những

trường hợp này tạo ra mô hình ghép phân nghĩa ở bậc cao hơn.

Ngoài ra, còn có một số cách ghép phân nghĩa khác như: A + sĩ. Thí dụ như: văn sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, thi sĩ, y sĩ, dược sĩ, tiến sĩ,... Cách ghép này chỉ

những người hoạt động trong một ngành nghệ thuật, có tài năng xuất sắc hoặc chỉ các thứ bậc trong các tổ chức.

* Nhóm 2: Nhóm từ ghép phân nghĩa chỉ các ngành học, quan điểm, lý thuyết.

Ví dụ: Chỉ hệ thống các quan điểm, lý thuyết:

Chủ nghĩa + X: Chỉ hệ thống các quan điểm lý thuyết về xã hội, khoa học được xem như mục đích,lý tưởng theo đuổi như: chủ nghĩa cộng sản,chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tả thực,...

Hoặc, chỉ các ngành học tự nhiên hoặc xã hội theo cấu trúc ghép: X + học, thí dụ như: ngôn ngữ học, xã hội học, tâm lý học...

* Nhóm 3: Nhóm từ ghép phân nghĩa chỉ tính chất, đặc điểm

Ví dụ: Phủ định diều gì đó ta có các kiểu ghép phân nghĩa như: bất + X, vô + X, phi + X...Thí dụ như: bất công, bất tài, bất ổn,vô tài, vô đức, vô học, vô tình, phi lí, phi sản xuất,...

Các hình vị “bất”, “vô”, “phi” là các hình vị gốc Hán đã Việt hóa từ rất

lâu nhưng hiện nay lại đang có xu hướng thay thế bằng hình vị “không”, thí

dụ như: không hợp lí, không sản xuất, không tư bản...

Qua khảo sát các từ ghép phân nghĩa được tạo ra từ mô hình ghép phân nghĩa thứ nhất, chúng tôi nhận thấy mô hình ghép phân nghĩa này có sử dụng nhiều nguyên liệu từ các yếu tố vay mượn từ các ngôn ngữ khác tiêu biểu là ngôn ngữ Hán và ngôn ngữ Ấn – Âu để tạo ra các từ ghép phân nghĩa mới.

Các hình vị gốc Hán khi tham gia vào cấu tạo từ ghép phân nghĩa thường được sắp xếp theo trật tự phụ trước, chính sau. Điều này trái hẳn với

cơ chế tạo nghĩa của từ ghép phân nghĩa gốc Việt. Thí dụ như: quốc ca, đoàn ca, tam ca, xướng ca, cầm ca; đồng bào, đồng đội, đồng chí, đồng hương, đồng ngũ; cố hương, cố hữu, cố đô,...

Chính nhờ sự tái hiện có tính chất hệ thống này mà chúng ta nhận thấy từ ghép phân nghĩa gốc Hán được sắp xếp theo trật tự phụ trước, chính sau. Và cũng như theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy thường thì các danh từ gốc Hán theo cơ chế này là chủ yếu. Tuy nhiên, cũng có một số bộ phận từ ghép phân nghĩa theo cơ chế giống với từ ghép phân nghĩa gốc Việt. Thí dụ như:

thuyết minh, phát động, đại diện,... Các hình vị không cùng nguồn gốc (Việt -

Hán, Hán - Việt,Việt - Ấn Âu...) khi tham gia vào việc cấu tạo từ tiếng Việt được Việt hóa ở mức độ cao và trở thành kho dự trữ lớn để tiếng Việt lựa chọn như những “nguyên liệu” cần thiết đưa vào hoạt động cấu tạo từ. Các hình vị gốc Hán tạo ra các từ ghép phân nghĩa bằng cách ghép với các từ thuần Việt (hay những hình vị đã được Việt hóa) hoặc với những yếu tố Hán Việt khác. Thí dụ như các từ ghép phân nghĩa ghép theo cơ chế Việt - Hán

như: súng trường, tàu hỏa, tầu thủy, nhà thương, binh lính, cướp đoạt,... hoặc theo cơ chế Hán - Việt như: an trí, náo động,... Hầu hết các hình vị gốc Hán

khi tham gia vào cấu tạo từ ghép phân nghĩa đều có chức năng định danh

nghĩa là xác định tên gọi của sự vật hoặc hoạt động... Thí dụ như: công diễn (công khai diễn xuất), công hàm (công văn trao đổi giữa các bên không lệ thuộc vào nhau và ngang hàng nhau), công phu (thời gian, công sức, bản lĩnh,

trình độ giỏi)...Trong từ ghép phân nghĩa gốc Hán này, chúng ta nhận thấy sự sáng tạo của cha ông ta trong việc dần đưa các các từ ghép gốc Hán dần thay thế theo cơ chế tạo nghĩa của tiếng Việt và đó cũng là cơ sở tạo lập ra nhiều từ mới cho tiếng Việt.

Ngoài ra, các yếu tố của ngôn ngữ Ấn - Âu cũng tham gia nhiều trong hoạt động tạo từ tiếng Việt. Điều này phản ánh quá trình giao lưu tiếp xúc và ảnh hưởng của ngôn ngữ tiếng Việt với các ngôn ngữ trên thế giới. Các hình vị gốc Ấn - Âu khi tham gia vào quá trình tạo từ tiếng Việt cũng như các hình

vị gốc Hán đều được Việt hóa ở mức độ cao. Thí dụ các hình vị như: “cafe” là

hình vị gốc Ấn - Âu được Việt hóa tham gia vào quá trình tạo từ của tiếng

Việt như : cà phê mít, cà phê vối, cà phê sữa, cà phê đen,...

Các từ ghép phân nghĩa được tạo ra từ việc ghép các hình vị Việt - Ấn

Âu thường diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực khoa học, kĩ thuật. Thí dụ như: a-xit hóa, bazo hóa, o-xi hóa, mac-xit hóa, nhà gác,...

Cơ chế này dược tạo ra có thể do nhiều mục đích khác nhau. Có thể là do nhu cầu định danh sự vật mới khi mới xuất hiện trong xã hội loài người. Cũng có khi, cơ chế này được tạo ra chỉ là ý thích mang tính thời thượng, thí

dụ như: nhạc dance, nhạc gangnam style, catxe,...

Từ những điều phân tích trên, chúng ta có thể thấy, mô hình bậc một đã và đang tạo ra hàng loạt những từ mới phục vụ nhu cầu giao tiếp của xã hội và mô hình ghép này cũng là hiện tượng tương đối phổ biến trong tiếng Việt hiện nay.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số mô hình cấu tạo ghép phân nghĩa trong tiếng việt hiện nay (qua ngữ liệu trên một số tờ báo nhân dân, hà nội mới, an ninh thủ đô, ) (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)