Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của phong cách báo chí

Một phần của tài liệu Khảo sát một số mô hình cấu tạo ghép phân nghĩa trong tiếng việt hiện nay (qua ngữ liệu trên một số tờ báo nhân dân, hà nội mới, an ninh thủ đô, ) (Trang 27 - 29)

8. Cấu trúc khóa luận

1.7.3. Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của phong cách báo chí

1.7.3.1. Cách thức sử dụng ngữ âm và chữ viết

* Cách sử dụng ngữ âm trong phong cách báo chí

Báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội. Chỉ cần một sơ suất nhỏ nhất cũng có thể làm đọc giả hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra những hậu quả khó lường trước được. Do đó, hình thức ngữ âm phải chuẩn mực không dùng cách nói biến âm, biến thể.

*Cách sử dụng chữ viết trong phong cách báo chí

Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả mọi người trong xã hội không phụ thuộc nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi,... đều là đối tượng phục vụ của báo chí. Do đó, muốn thu hút được người đọc, phong cách ngôn ngữ báo chí cho phép khai thác triệt để các kiểu chữ, mẫu chữ, màu sắc của đầu đề,...

1.7.3.2. Cách thức sử dụng từ ngữ trong phong cách báo chí

Báo chí vừa là nơi để quần chúng tiếp nhận thông tin vừa là nơi bày tỏ ý kiến của họ. Do đó, ngôn ngữ báo chí phải là ngôn ngữ dành cho đại chúng và phải có tính phổ cập rộng rãi. Theo như nhà nghiên cứu ngôn ngữ báo chí

nổi tiếng người Nga V.G.Kostomatrov đã từng nói: “Ngôn ngữ báo chí phải thích ứng với mọi tầng lớp công chúng sao cho một nhà bác học với kiến thức uyên thâm nhất cũng không cảm thấy nhàm chán và một em bé có trình độ còn non nớt cũng không thấy khó hiểu” [1]. Điều đó cho thấy, khi sử dụng từ

ngữ trong phong cách báo chí cần lựa chọn những từ ngữ cụ thể, giàu hình ảnh, mang sắc thái biểu cảm và cảm xúc rõ rệt.

Trong phong cách báo chí, cách mở rộng ý nghĩa của từ thường đem lại tính chất bình giá rõ rệt và mang màu sắc báo chí đậm nét. Xu hướng luôn đi tìm cái mới trong ý nghĩa của từ trở thành một nguyên tắc dùng từ của phong

cách này (Ví dụ: đứng ở bên cạnh nhân dân ta, đứng sau kẻ xâm lược, đứng ở mũi nhọn của cuộc chiến đấu,...).

Trong ngôn ngữ báo chí, việc sử dụng hài hòa từ ngữ diễn cảm (có màu sắc tu từ) và những từ ngữ theo khuôn mẫu (đã mất đi màu sắc tu từ) là một trong những yêu cầu quan trọng đòi hỏi khả năng sáng tạo và linh hoạt của người viết.

1.7.3.3. Cách sử dụng câu trong phong cách báo chí

Phong cách báo chí sử dụng những khuôn mẫu cú pháp như:

Câu khuyết chủ ngữ nêu sự kiện, thường chỉ dùng ở những phạm vi

nhất định như ở các bản thông báo, các bản tin (Ví dụ: Hôm qua...tại...khai mạc..)

Câu có đề ngữ làm nổi bật thông tin, thường dùng trong các đầu đề tin

tức (Ví dụ: Hà Tĩnh:15 nghìn tấn phân đạm phục vụ sản xuất lúa chiêm xuân.)

Câu có nhiều thành phần tách biệt được in thành dòng riêng, bằng những con chữ khác nhau, để nhấn mạnh các nội dung thông tin, thường dùng trong các đầu đề tin tức.

Phong cách ngôn ngữ báo chí sử dụng đa dạng các kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu phức... để đảm bảo tính chính xác, khách quan.

1.7.3.4. Bố cục - cách diễn đạt trong phong cách báo chí

Đặc điểm nổi bật của phong cách báo chí là những đầu đề kép được diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, hấp dẫn, có khả năng hấp dẫn người đọc, thâu tóm được toàn bộ nội dung của cả bài.

Ví dụ, những đầu báo trên trang báo nhân dân số ra ngày 1- 1- 1992 LIÊN HIỆP SẢN XUẤT - XUẤT NHẬP KHẨU DA - GIÀY TĂNG NHANH NGUỒN VỐN DO SẢN XUẤT, KINH DOANH CÓ LÃI

ĐƯA NGHỊ QUYẾT VII VÀO CUỘC SỐNG SẢN XUẤT GRA – PHÍT HÀM LƯỢNG CÁBON CAO ĐỂ XUẤT KHẨU.

Ví dụ, những đầu báo Nhân dân số ra ngày 4 – 1 -1992 CON RÙA LỚN Ở ẤN ĐỘ DƯƠNG (NẶNG 306KG) VUA TẠ (LỰC SĨ NGA PIOT CRULOP)

HOA LỚN NHẤT THẾ GIỚI (HOA ÊRAMUT)...

Các phương tiện tu từ được sử dụng tùy thộc vào đặc trưng của từng kiểu văn bản báo chí.

Ví dụ: Các văn bản thuộc kiểu cung cấp tin tức thường được kết cấu theo những khuôn mẫu nhất định để truyền đạt và tiếp thu thông tin nhanh chóng. Các văn bản báo chí như: tiểu phấm báo, rao vặt , quảng cáo sử dụng nhiều biện pháp tu từ nhằm tác động vào thị hiếu của người đọc.

Như vậy, báo chí xuất hiện do nhu cầu trao đổi thông tin của xã hội loài người. Trong đó, ngôn ngữ là thông điệp chính, cơ bản nhất. Do đó, có thể thấy ngôn ngữ báo chí cũng là một bộ phận trong dòng chảy quy luật phát triển của ngôn ngữ nói chung.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số mô hình cấu tạo ghép phân nghĩa trong tiếng việt hiện nay (qua ngữ liệu trên một số tờ báo nhân dân, hà nội mới, an ninh thủ đô, ) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)