1. Điền các từ còn thiếu vào câu sau:
Độc thoại là lời của một người nào đó nói với...hoặc nói với...trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi ghi lời người độc thoại thì phải dùng...đầu dòng trước câu nói; còn khi ghi lời người độc thoại ... thì không dùng dấu gạch đầu dòng.
2. Đoạn văn nào sử dụng lời dẫn gián tiếp?
a. Y nhìn vào gương, vừa xoa nắn mặt, vừa càu nhàu: "Chà! Sao trông mặt
mình ngáo quá! Mình già quá!" (Nam Cao) b. Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? (Kim Lân)
c. "Oanh hẳn về nhà riêng...", y nghĩ vậy. Nhưng liền ngay sau đấy, y nghe thấy Oanh cười. (Nam Cao)
d. Thứ ngẫm nghĩ cho rằng đàn bà tốt hơn đàn ông, nhẫn nại hơn, nhiều đức hi sinh hơn. (Nam Cao)
3. Văn bản "Cố hương" thuộc thể loại:
a. Hồi kí có yếu tố hư cấu b. Truyện ngắn có yếu tố hồi kí c. Tiểu thuyết chương hồi d. Tùy bút có yếu tố hồi kí. 4. Từ "Đầu" rong dòng nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
a. Đầu bạc răng long b. Đầu súng trăng treo c. Đầu non cuối bể d. Đầu sóng ngọn gió
a. Mái tóc b. Làn da c. Đôi mắt d. Nụ cười 6. Câu thơ nào sau đây chứa từ tượng hình?
a. Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi. b. Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối.
c. Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ. d. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.
7. Trong câu nói "Nắng này là bỏ mẹ chúng nó" của nhân vật ông Hai trong tác phẩm "Làng", từ "chúng nó" là để chỉ ai?
a. Người làng Chợ Dầu b. Bọn trẻ c. Giặc Tây d. Lũ trâu
8. Cụm từ "Súng bên súng" trong bài thơ "Đồng chí" (Chính Hữu) nói lên điều gì?
a. Tả thực những cây súng đặt nằm cạnh nhau.
b. Những người lính cùng chung nhiệm vụ chiến đấu. c. Nói lên sự đụng độ giữa quân ta và quân địch. d. Những người lính đang canh gác bên chiến hào.
9. Nhân vật Anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" được miêu tả chủ yếu bằng cách:
a. Tự giới thiệu về mình b. Hiện ra qua sự nhìn nhận và đánh giá của nhân vật khác
c. Được tác giả miêu tả trực tiếp d. Được giới thiệu qua lời kể của ông họa sĩ.
10. Câu nói của bé Thu "Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái!" đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
a. Phương châm về lượng b. Phương châm về chất c. Phương châm cách thức d. Phương châm lịch sự.
11. Chọn một từ trong ngoặc điền vào chỗ trống:
- Về khuya, đường phố rất ...(yên tĩnh, im lặng, im ắng, êm ả)
12. Nhận định nào đúng về nội dung thể loại văn tự sự học trong chương trình Ngữ Văn 9?
Văn tự sự học trong chương trình ngữ văn 9 có thêm:
a. Sự kết hợp với các yếu tố: biểu cảm, nghị luận, miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại và các biện pháp nghệ thuật.
b. Bài văn có cốt truyện, có nhân vật chính, phụ.
c. Mỗi bài văn đều phái có thêm phần tự truyện của các tác giả. d . Mỗi văn bản đều phải có lời của người dẫn truyện.