Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất bao gồm: Chất thải rắn sản xuất (đất đá thải rơi vãi, phế thải công nghiệp), chất thải rắn sinh hoạt... đây là
nguồn gây ô nhiễm chính. Ngoài ra, môi trường đất còn chịu tác động do các chất ô nhiễm trong không khí và nước thải. Các chất ô nhiễm trong không khí theo nước mưa cũng như các chất ô nhiễm trong nước thải ngấm vào đất làm thoái hoá và biến chất đất trồng.
a/ Biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Trong giai đoạn khai thác mỏ, rác thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh tại khu văn phòng nhà giao ca của mỏ. Cần bố trí các thùng nhựa đựng rác để thu gom rác thải sinh hoạt phát sinh, sau đó đổ chứa tập trung tại bể chứa rác. Bể chứa rác được lợp mái pro xi măng đảm bảo tránh mưa nắng và có bố trí ống thu nước rỉ rác.
Cả nước thải sinh hoạt sau khi xử lý bằng bể tự hoại và nước rỉ ra từ bể chứa rác thải sẽ được chảy vào đoạn rãnh có thả bèo tây trước khi thải ra môi trường.
Định kỳ hàng tuần cần thu gom rác chứa tại bể vận chuyển rác đi chôn lấp, xử lý theo đúng quy định.
b/ Biện pháp đối với đất đá thải
Trong quá trình khai thác mỏ sản sinh ra một khối lượng lớn đất đá thải bao gồm đất đá bóc bề mặt,... Việc quản lý, lưu trữ đất đá thải kém sẽ gây ra các tác động xấu tới môi trường đất xung quanh khu vực mỏ. Vì vậy đá thải cần đổ vào bãi thải cần được san gạt trực tiếp từ các tầng công tác mức trên cao xuống mặt bằng phía thấp đã khai thác.
c/ Biện pháp thu gom, quản lý chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn khai thác mỏ tiếp tục được thu gom vào thùng phi và lưu chứa tại kho chứa chất thải nguy hại của mỏ. Sau đó thuê đơn vị có chức năng và đủ năng lực vận chuyển đi xử lý theo đúng quy định.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ