Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần đầu tư phát triển và thương mại Đức Minh (Trang 29 - 32)

b) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.3.2. Các nhân tố khách quan

1.3.2.1. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp

Hoạt động tài chính doanh nghiệp không thể tách rời các quan hệ trao đổi tồn tại giữa các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế, do đó không thể xem xét tài chính của các doanh nghiệp nếu không đặt chúng vào một môi trường nhất định. Để đạt hiệu quả sử dụng vốn mong muốn, doanh nghiệp phải có những quyết định về tổ chức hoạt động sản xuất và vận hành quá trình trao đổi. Mọi quyết định đều phải gắn kết với môi trường xung quanh. Bao quanh doanh nghiệp là một môi trường luôn biến động. Có thể kể đến một số môi trường tác động trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý là tổng hòa các quy định luật pháp

liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự thắt chặt hay lới lỏng hoạt động của doanh nghiệp được điều chỉnh bằng luật và các văn bản quy phạm pháp luật, bằng cơ chế quản lý tài chính của Nhà Nước.

Các doanh nghiệp tiến hành họat động sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủ pháp luật. Thông qua pháp luật về kinh tế và các chính sách kinh tế, Nhà nước tạo ra môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp họat động sản xuất kinh doanh và định hướng cho các doanh nghiệp trong chiến lược phát triển kinh tế. Vì thế, chính

sách phát triển kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Nếu cơ chế quản lý kinh tế ổn định, chính sách phù hợp mang xu hướng tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh, phát huy khả năng của mình, điều này có ý nghĩa rất lớn không chỉ đem lại hiệu quả sử dụng vốn cho mỗi DN mà còn góp phần tạo nên lợi ích cho cả xã hội.

Nếu chính sách của Nhà Nước là hạn chế doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực nào đó thì doanh nghiệp sẽ gặp những khó khăn nhất định như: không nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà Nước, chịu mức thuế cao, không được miễn, giảm thuế...

Môi trường kinh tế: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn diễn ra

trong một bối cảnh kinh tế cụ thể như tốc độ tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế, mức độ ổn định của đồng tiền, của tỷ giá hối đoái, các chỉ số giá chứng khoán trên thị trường, lãi suất vay vốn, tỷ suất đầu tư... Mỗi sự thay đổi của các yếu tố trên đều có tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động kinh doanh và theo đó là hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Môi trường công nghệ: Doanh nghiệp luôn phải đối đầu với công nghệ. Sự

phát triển của công nghệ là một yếu tố góp phần thay đổi phương thức sản xuất, tạo ra nhiều kỹ thuật mới, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn đầu tư cho công nghệ, cho việc áp dụng những thành tựu khoa học mới. Nếu doanh nghiệp nắm bắt và ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học thì sẽ giành được điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Môi trường văn hoá - xã hội: Các yếu tố văn hoá - xã hội như phong tục,

tập quán, thói quen, sở thích... ảnh hưởng rất lớn đến thái độ người tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu sản phẩm, lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu bán hàng, vốn dự trữ, vốn đầu tư... từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

nghiệp phải làm chủ và dự đoán trước được sự thay đổi của môi trường để sẵn sàng thích nghi với nó, đưa ra các giải pháp phù hợp để giành cơ hội thuận lợi và khắc phục tối đa những thay đổi tiêu cực của môi trường.

1.3.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động quản lý và sử dụng vốn của DN trên các khía cạnh sau:

Ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh: Ảnh hưởng này thể hiện trong thành phần và cơ cấu vốn kinh doanh của DN, tác động đến quy mô vốn kinh doanh cũng như tỷ lệ thích ứng để hình thành và sử dụng chúng, do đó có ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh: Tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trước hết đến nhu cầu vốn và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Những DN có chu kỳ sản xuất ngắn thì biến động về nhu cầu vốn giữa các thời kỳ trong năm là không lớn, những DN có chu kỳ sản xuất dài thì phải tạm ứng ra một lượng vốn khá lớn, tiền thu bán hàng cũng không đều, tình hình thanh toán, chi trả cũng thường gặp khó khăn... Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của DN.

1.3.2.3. Quyền lực khách hàng và nhà cung cấp

Quyền lực khách hàng thể hiện mối quan hệ tương quan giữa doanh nghiệp với khách hàng. Nếu cung nhỏ hơn cầu (DN cung cấp ít, khách hàng nhiều) thì DN cung cấp có quyền quyết định lớn hơn trong việc đưa ra mức giá, điều kiện bán hàng... hiệu quả sử dụng vốn tăng. Còn nếu cung lớn hơn cầu (DN cung cấp nhiều, khách hàng hạn chế) thì cạnh tranh trên thị trường là rất gay gắt và việc tiêu thụ sản phẩm sẽ khó khăn hơn, hiệu quả sử dụng vốn có thể giảm.

1.3.2.4. Rủi ro bất thường như thiên tai địch hoạ...

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp còn phải chịu những ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên. Tuỳ theo lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp chịu ảnh hưởng ít hay nhiều. Để hạn chế tổn thất do thiên tai, địch hoạ gây ra doanh nghiệp nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro như lập dự phòng, mua bảo hiểm... nhằm

giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần đầu tư phát triển và thương mại Đức Minh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w