Chính sách thu hút đầu t− n−ớc ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam (Trang 39 - 40)

I. Sự cần thiết phải xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam

2.2.Chính sách thu hút đầu t− n−ớc ngoài

2. Các chính sách phát triển ngành

2.2.Chính sách thu hút đầu t− n−ớc ngoài

Có thể nói ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hình thành đ−ợc và phát triển khởi sắc trong những năm gần đây phần lớn nhờ chính sách đúng đắn của Chính phủ trong việc tạo những −u đãi và điều kiện thuận lợi hấp dẫn lôi cuốn các tập đoàn ô tô của n−ớc ngoài vào đầu t− sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Năm 1991, năm đánh dấu các hãng ô tô n−ớc ngoài đầu tiên đến Việt nam thành lập các liên doanh lắp ráp sản xuất ô tô chính là năm ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chính thức ra đời. Điều này cho thấy tầm quan trọng của chính sách −u đãi đầu t− đối với sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Kể từ sau năm 1991 cùng với những sửa đổi, điều chỉnh trong chính sách −u đãi đầu t− ngày càng hấp dẫn hơn, Việt Nam đã lôi cuốn đ−ợc rất nhiều các nhà đầu t− là các tập đoàn ô tô nổi tiếng hàng đầu trên thế giới nh− Ford, Toyota, Mercedes, ...Chỉ năm năm sau đã có tới 14 liên doanh đ−ợc cấp giấy phép thành lập trong đó 11 liên doanh đã đi vào hoạt động. Đến hết tháng 6 năm 2002, số vốn đầu t− đã thực hiện đạt 419,85 triệu USD chiếm 74% tổng số vốn đầu t− theo giấy phép (574,7 tr USD), t−ơng đ−ơng tổng số vốn của toàn bộ ngành cơ khí Việt Nam có đ−ợc sau hơn 40 năm xây dựng và phát triển. Đây quả là một thành công to lớn, một minh chứng đầy sức thuyết phục cho một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà n−ớc ta trong việc thu hút đầu t− n−ớc ngoài vào những ngành mà chúng ta khó mà tự thân vận động.

KIL OB OO KS .CO M

Mặc dù không cấm song Chính phủ không khuyến khích việc thành lập doanh nghiệp 100% vốn n−ớc ngoài tại Việt Nam; các doanh nghiệp n−ớc ngoài th−ờng đ−ợc yêu cầu thành lập liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam, th−ờng là các doanh nghiệp nhà n−ớc, góp 30% vốn trong liên doanh và có đại diện trong Hội đồng quản trị. Riêng đối với ngành công nghiệp ô tô, các nhà sản xuất ô tô n−ớc ngoài buộc phải liên doanh với một đối tác trong n−ớc; và chỉ cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn n−ớc ngoài nếu sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô. Nh− vậy, chính sách đầu t− n−ớc ngoài của chúng ta ngay từ đầu đã thể hiện rõ quan điểm và thứ tự −u tiên trong ngành công nghiệp ô tô, đó là các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện vẫn nhận đ−ợc nhiều −u đãi hơn các doanh nghiệp lắp ráp ô tô. Việc thành lập các công ty liên doanh bắt buộc phải có bên Việt Nam tham gia cho phép ng−ời Việt Nam tiếp cận, học hỏi để dần dần tự xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của riêng mình.

Tuy vậy, bên cạnh những thành công đã đạt đ−ợc chúng ta cũng cần mạnh dạn xem xét những v−ớng mắc trong chính sách. Thời gian qua do chúng ta quá vội vàng trong việc xây dựng ngành công nghiệp ô tô dẫn đến việc thẩm định các dự án đầu t− n−ớc ngoài quá sơ sài, cẩu thả, thiếu chọn lọc. Điều này là nguyên nhân gây nên tình trạng có quá nhiều nhà cung cấp ô tô chen chúc nhau trên một thị tr−ờng nhỏ bé còn mang tính chất sơ khai.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam (Trang 39 - 40)