Một số đề xuất về việc giáo dục chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong bộ môn Lịch sử ở trường

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay: Thực trạng và một số đề xuất (Trang 28 - 31)

hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay

2.1. Cần đưa vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào dạy và học bộ môn Lịch sử ở các cấp học Hoàng Sa, Trường Sa vào dạy và học bộ môn Lịch sử ở các cấp học

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo được xác lập từ thời các chúa Nguyễn khi mà lãnh thổ hình chữ S còn chưa hoàn thiện như ngày nay. Tính từ năm 1974, khi Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm quần đảo Hoàng Sa, tính đến nay cũng đã 40 năm. Chính vì vậy, hiện nay mới đưa vấn đề này vào giáo dục cho HS ở các cấp học là quá muộn, tuy nhiên muộn còn hơn không. Cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền trên biển Đông và các đảo nói chung, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn thể dân tộc.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang đưa ra nhiều biện pháp cụ thể để đấu tranh giữ vững chủ quyền biển đảo của dân tộc. Đó là tạo ra và dựa vào sức mạnh Việt Nam. Sức mạnh đó bao gồm sức mạnh toàn dân, sức mạnh nội lực và ngọai lực, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài và sự ủng hộ của quốc tế; thông qua con đường chính trị và ngoại giao; đấu tranh về pháp

29 lí, đặc biệt là dựa vào Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Quy tắc ứng xử biển Đông DOC và đang nỗ lực cùng các nước ASEAN và Trung quốc xây dựng COC; coi trọng và khuyến khích những công trình khoa học của các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế để khẳng định cơ sở lịch sử và pháp lí về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa,… Trách nhiệm của các nhà giáo dục nói chung, giáo dục Lịch sử nói riêng, đó là thông qua kênh giáo dục thế hệ trẻ, góp phần nâng cao dân trí và trách nhiệm công dân cho những chủ nhân tương lai của đất nước về vấn đề biển đảo. Đây là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh nội lực của dân tộc trong cuộc đấu tranh hiện nay.

Dưới góc độ giáo dục lịch sử, chúng tôi xin đưa ra đề xuất về vấn đề đưa việc chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào dạy và học bộ môn Lịch sử ở các cấp học như sau:

Thứ nhất, cần đưa vấn đề biển đảo trở thành một nội dung trong SGK,

giáo trình, hình thành những chuyên đề về nội dung biển đảo trong giáo dục, trong đào tạo thế hệ trẻ… Năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ triển khai bộ SGK Lịch sử mới vào giảng dạy tại các trường phổ thông trong cả nước. Căn cứ vào nội dung của SGK mới, cần tiến hành lồng ghép các nội dung liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo vào các bài học cụ thể. Đặc biệt, nên biên soạn riêng các bài học về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Đối với HS, căn cứ vào các lứa tuổi, nên đưa vấn đề lịch sử thực thi chủ quyền biển đảo vào SGK đoạn lịch sử đoạn lịch sử (Lịch sử cổ - trung, Lịch sử cận - hiện đại cả Việt Nam và thế giới).

Thứ hai, cần tiến hành biên soạn các chuyên đề chuyên sâu thực hiện

trong các buổi ngoại khóa hoặc các khóa trình Lịch sử địa phương tại tất cả các địa phương trong cả nước. Những chuyên đề liên quan đến biển đảo có nội dung vô cùng phong phú như: tầm quan trọng của biển Đông (vị trí, địa- chính trị, địa- kinh tế,…); lập trường của Trung Quốc; lập trường của các bên liên quan; tình hình đã và đang diễn ra trên biển Đông; những chứng cứ pháp

30 lí lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa; dư luận thế giới và trong nước phản đối Trung Quốc khi họ tuyên bố chủ quyền với đường lưỡi bò và chủ trương chiếm 80% diện tích biển Đông,…

Thứ ba, cập nhật các tư liệu dựa trên các công trình nghiên cứu của

lĩnh vực sử học và khoa học cơ bản để bổ sung các thành tựu mới nhất về vấn đề chủ quyền biển đảo. Trong các thành tựu này, đặc biệt cần chú ý đến các bản đồ được sưu tầm và cung cấp bởi rất nhiều các nhà nghiên cứu. Các bản đồ lịch sử do người Việt và người nước ngoài xưa kia vẽ về chủ quyền của Việt Nam trên các đảo ở biển Đông, ví dụ như bản đồ của Công ty Đông Ấn (Pháp), bản đồ An Nam từ thế kỉ XV trong Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1630- 1653) do Đỗ Bá, tự Công Đạo soạn, An Nam đại quốc họa đồ… Trên cơ sở đó in thành các atlat, kỷ yếu… phổ biến trong các trường đặc biệt là các trường THPT, Cao đẳng và Đại học trong cả nước13

.

Như vậy, việc không đề cập đến vấn đề chủ quyền biển đảo của dân tộc trong bộ môn Lịch sử ở các bậc học, đặc biệt là bậc THPT là một thiếu sót và sai lầm rất lớn. Tuy nhiên, việc sửa sai này không bao giờ là muộn, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, sự thay đổi về thời đại lịch sử đã tạo điều kiện để sửa chữa sai lầm đó.

2.2. Một số đề xuất về tài liệu giảng dạy

Hiện nay, chưa có tài liệu chính thức nào được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai cho các trường kể cả ba địa phương đã tiến hành giảng dạy về vấn đề này một cách đại trà. Các tài liệu đều do Sở Giáo dục và đào tạo địa phương nghiên cứu biên soạn, chưa có sự thống nhất từ phía Bộ Giáo dục và đào tạo để dạy đại trà cho HS cả nước. Một số địa phương như An Giang khi muốn đề cập đến vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, Sở Giáo dục và đào tạo An Giang đã tự mua bộ tài liệu về biển, đảo có nói về Hoàng Sa và Trường

13

Xem thêm: Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Thị Hạnh, Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, lãnh thổ năm 1979 và vấn đề chủ quyền biển đảo hiện nay – Những nội dung cần được đưa vào các cấp học, Nghiên cứu Lịch sử, số 5 (445), 2013, trang 51 – 55.

31 Sa photo để phổ biến cho các trường giảng dạy để HS ý thức đúng về chủ quyền biển, đảo quê hương.14

Tuy nhiên, việc giảng dạy về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa không thể tiến hành một cách tùy tiện. Các vấn đề như góc nhìn về lịch sử về đường lối, chính trị, ngoại giao đối với hai quần đảo này cần có tài liệu chính thống từ trung ương và thống nhất trong cả nước. Chính vì việc thiếu tài liệu giảng dạy cho nên vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa được tiến hành tại một số trường của Quảng Ngãi được tiến hành một cách khá đơn điệu, ít nội dung và có phần thiếu tính chính xác. Theo tác giả Thanh Hải, qua việc khảo sát việc giáo dục về Hoàng Sa, Trường Sa tại trường THCS Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, thực tế này được thể hiện một cách rõ nét. Khi dạy về Hoàng Sa, Trường Sa giáo viên xác định vị trí của các đảo thuộc hai quần đảo trên bản đồ địa lý. Ngay cả giáo viên cũng chỉ biết Hoàng Sa có 37 đảo, gồm 2 cụm chính là Lưỡi Liềm và An Vĩnh, là huyện đảo thuộc Đà Nẵng, đã bị xâm chiếm từ năm 1974 và “Không biết hiện Việt Nam còn giữ được bao nhiêu đảo?”.15

Như vậy, việc cần phải đưa ra tài liệu chuyên biệt dạy về Hoàng Sa, Trường Sa là điều cần thiết và vô cùng cấp bách. Theo GS.VS Phan Huy Lê: Việc biên soạn lại SGK rõ ràng cần có thời gian để nghiên cứu, xác định lại vị thế, yêu cầu môn học, xây dựng lại chương trình. Vì thế, theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến năm 2015 mới có SGK mới. Tuy nhiên, không thể chờ đợi đến lúc biên soạn lại SGK mới, mà ngay từ bây giờ cần bổ sung vào nội dung môn Lịch sử; cần trình bày một cách khách quan và khoa học, nêu lên quá trình lịch sử cùng các luận cứ lịch sử và pháp lý về chủ quyền biển đảo. Việc lựa chọn tư liệu và cách trình bày cần phải phù

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay: Thực trạng và một số đề xuất (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)