Kiểu bài so sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm

Một phần của tài liệu skkn CHI TIẾT TRONG tác PHẨM tự sự (Trang 37 - 53)

V. Điều kiện và khả năng áp dụng

2.Kiểu bài so sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm

Kiểu bài so sánh chi tiết trong hai tác phẩm tự sự, không chỉ đòi hỏi ở học sinh kĩ năng phân tích, cảm nhận, mà còn khơi dậy ở các em khả năng tinh nhạy trong phát hiện vấn đề, kỹ năng tư duy so sánh, đối chiếu để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai chi tiết, từ đó làm sáng tỏ được vẻ đẹp riêng của từng chi tiết, sự sáng tạo độc đáo của mỗi nhà văn. Hơn nữa, học sinh còn phải thể hiện được khả năng cắt nghĩa, lý giải tại sao lại có sự tương đồng và khác biệt này thông qua việc vận dụng các kiến thức về bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…

2.1.1. Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “bát cháo hành ” mà nhân vật thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ (Đời Thừa – Nam Cao) (Đề khối D 2010) 2.1.2. So sánh chi tiết ánh sáng và bóng tối trong hai tác phẩm “Hai đứa trẻ” và “Chữ người tử tù”

2.1.3. Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết tiếng sáo trong “Vợ chồng A Phủ” và hình ảnh đoàn tàu trong “Hai đứa trẻ”.

2.1.4. So sánh chi tiết giọt nước mắt của Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) với Hộ (Đời Thừa – Nam Cao).

2.1.5. Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết A Sử đánh và trói Mị trong “Vợ chồng A Phủ” và cảnh người chồng bạo hành vợ trong “Chiếc thuyền ngoài xa”.

2.2. Cách thức thực hiện

2.2.1. Cách làm thứ nhất

Hướng dẫn học sinh tiến hành so sánh theo lối cuốn chiếu, lần lượt trình bày xong chi tiết thứ nhất, chuyển sang trình bày chi tiết thứ hai, sau đó rút ra sự giống và khác nhau, lý giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt đó. Cách làm này dễ thực hiện nhưng khó hay, dễ bị trùng lặp ý.

a.

Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và hai chi tiết cần so sánh. b. Thân bài

- Bước 1: Phân tích chi tiết thứ nhất (sự xuất hiện, ý nghĩa) - Bước 2: Phân tích chi tiết thứ hai (sự xuất hiện, ý nghĩa)

- Bước 3: So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai chi tiết trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật.

- Bước 4: Lý giải sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…

- Đánh giá khái quát về đặc sắc riêng của hai chi tiết và sự sáng tạo của nhà văn. 2.2.2. Cách làm thứ hai

Học sinh tiến hành so sánh hai chi tiết trên hai phương diện cơ bản: giống và khác nhau. Trên mỗi phương diện này, người viết tìm ra các tiêu chí để so sánh. Cách làm này khó hơn nhưng hay hơn, đòi hỏi học sinh không chỉ nắm chắc được chi tiết, cảm thụ được sâu sắc ý nghĩa của chúng, mà còn phải có sự tinh tế, sắc sảo để xác định được các tiêu chí so sánh phù hợp với từng đối tượng so sánh.

a.

Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và hai chi tiết cần so sánh. b. Thân bài

- Bước 1: Phân tích sự giống nhau của hai chi tiết - Bước 2: Chỉ ra sự khác nhau của hai chi tiết

- Bước 3: Lý giải sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…

c. Kết bài

- Đánh giá khái quát về đặc sắc riêng của hai chi tiết và sự sáng tạo của nhà văn.

2.3. Dàn ý ví dụ

Đề bài: Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết A Sử đánh và trói Mị trong “Vợ chồng

A Phủ” và cảnh người chồng bạo hành vợ trong “Chiếc thuyền ngoài xa”. 2.3.1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về nhà văn Tô Hoài với “Vợ chồng A Phủ” và tác giả Nguyễn Minh Châu với “Chiếc thuyền ngoài xa”

- Giới thiệu hai chi tiết: A Sử đánh và trói Mị trong “Vợ chồng A Phủ” và cảnh người chồng bạo hành vợ trong “Chiếc thuyền ngoài xa”.

2.3.2. Thân bài a. Sự giống nhau

- Đây đều là hai chi tiết hay, độc đáo. Chủ thể của hành động là hai người đàn ông - những người chồng vũ phu.

- Đối tượng bị tra tấn, đánh đập là những người phụ nữ bất hạnh - là nạn nhân đau khổ của bạo lực gia đình. Trước hành động tàn ác của chồng, cả hai người đàn bà này đều cam chịu, không hề phản ứng lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Sự khác nhau

- Đặc điểm xã hội mà các nhân vật tồn tại: Hai tác phẩm phản ánh đời sống của con người ở hai chế độ xã hội khác nhau. Mị và A Sử (Vợ chồng A Phủ) sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến miền núi. Người đàn ông và người đàn bà (Chiếc thuyền ngoài xa) sống trong môi trường xã hội là đất nước ta đã lập lại hòa bình. Như vậy, dù ở bất kì thời kì nào, người phụ nữ vẫn là những con người nhỏ bé, phải chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ, cần được xã hội bênh vực, bảo vệ.

- Thời điểm hai người đàn bà bị bạo hành:

+ Trong “Vợ chồng A Phủ”: Trong đêm tình mùa xuân rạo rực, đắm say, hơi men và tiếng sáo gọi bạn yêu đã đánh thức dậy khát vọng hạnh phúc và tình yêu ở Mị. Mị thoát khỏi tình trạng vô cảm, ý thức được giá trị của mình, tâm hồn hồi sinh, phơi phới như những đêm tết ngày trước. Mị sửa soạn đi chơi tết. Giữa lúc lòng ham sống trỗi dậy mạnh mẽ thì nó bị dập xuống phũ phàng: “A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đây ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.”

+ Nếu như Mị bị đánh vì muốn được đi chơi ngày tết, thì người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” bị chồng hành hung ngay cả khi chị vừa thức trắng một đêm để kéo lưới đầy nhọc nhằn. Chi tiết này vừa tô đậm sự đau khổ của cuộc đời chị, vừa khắc họa rõ nét thói vũ phu của người đàn ông: “Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa... chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”.

- Vị trí hai nhân vật bị bạo hành:

+ Mị: Bị chồng hành hạ ngay trong căn buồng của cô. Căn buồng của người phụ nữ Hơ mông là nơi họ được hưởng chút hạnh phúc ít ỏi của phận làm vợ, làm mẹ. Nhưng với Mị căn buồng ấy giống như địa ngục trần gian, cái ngục thất tinh thần giam hãm tuổi xuân của Mị, hủy diệt khát vọng sống.

+ Người đàn bà: Người chồng bạo hành vợ ở bãi xe tăng hỏng. Tác giả đã xây dựng chi tiết này như một gợi ý rằng cuộc chiến chống đói nghèo, tăm tối còn gian nan hơn cả cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và chừng nào còn chưa thoát khỏi đói nghèo thì chừng đó con người phải chung sống với cái xấu, cái ác?

- Thái độ của hai người đàn ông khi bạo hành vợ:

+ A Sử: Lạnh lùng trói đứng Mị, dã man hơn hắn còn quấn luôn tóc Mị vào cột làm cho Mị không thể nhúc nhích. Cái kĩ càng, rành rẽ của từng động tác biểu hiện một sự tàn ác đến thản nhiên của A Sử.

+ Người đàn ông: Đánh vợ với lão dường như là một việc làm bất đắc dĩ, khi cuộc sống quá bế tắc, lão lại lôi vợ ra đánh. Hắn đánh vợ trong “rên rỉ đau đớn”, đánh vợ mà như đánh chính bản thân mình. Mỗi lần vung roi lên đánh vợ dường như là thêm một lần hắn phải đối diện với bi kịch đang cào xé tâm hồn hắn. Thái độ cam chịu, nhẫn nhục của bà chính là biểu hiện của bao yêu thương, chia sẻ với những vất vả và bế tắc của chồng. Gánh nặng trên vai một đàn con, đối mặt với cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn trên sông nước người đàn ông ấy cùng quẫn, bất lực và cũng chỉ biết “nghiến răng” chịu đựng. Ông ta cũng chỉ là nạn nhân đáng thương của cuộc sống đói nghèo, tăm tối.

- Nguyên nhân của nạn bạo hành:

+ A Sử là hiện thân của chế độ phong kiến miền núi đầy bất công và dã man đọa đày người dân nghèo cả về thể xác lẫn tinh thần.

+ Nguyên nhân của nạn bạo hành trong “Chiếc thuyền ngoài xa” là do đói nghèo, tăm tối, lạc hậu.

+ “Vợ chồng A Phủ”: Tô Hoài đã chỉ ra con đường giải thoát cho nhân vật của mình, Mị và A Phủ đã đi theo cách mạng, tìm đến một cuộc đời mới, hạnh phúc, tươi sáng.

+ “Chiếc thuyền ngoài xa”: Cần có những giải pháp kinh tế xã hội thiết thực, hữu hiệu để con người được sống trong no ấm, bình yên.

- Ý nghĩa của chi tiết: Đây là hai chi tiết ấn tượng, có ý nghĩa quan trọng: Góp phần khắc họa rõ nét chân dung nhân vật, thể hiện chủ đề của tác phẩm, tư tưởng của tác giả.

+ Sự dã man, tàn bạo của A Sử, nỗi khổ đau bất hạnh của Mị và tấm lòng nhân đạo của Tô Hoài.

+ Những tủi nhục và vẻ đẹp của lòng vị tha, giàu đức hy sinh của người đàn bà, sự thô lỗ, vũ phu và bi kịch của người đàn ông. Qua chi tiết này, Nguyễn Minh Châu còn gửi gắm bao triết lý sâu sắc về cuộc đời, về con người.

2.3.3. Kết bài

- Khẳng định lại vai trò của chi tiết, suy nghĩ về sự sáng tạo trong văn chương.

3. Dạng đề lý luận

Để làm tốt kiểu bài này, yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức về tác phẩm, có kĩ năng phân tích, bình giá tốt. Ngoài ra, các em phải được trang bị đầy đủ kiến thức lý luận về đặc trưng của thể loại truyện ngắn, đặc biệt là chi tiết nghệ thuật. Kiểu đề này sẽ rèn luyện cho các em khả năng phân tích định hướng, phân tích chi tiết nghệ thuật để làm sáng tỏ một vấn đề lý luận. Mặt khác, dạng bài này còn kiểm tra sự tinh nhạy của học sinh trong khâu chọn dẫn chứng. Các em phải chọn được những dẫn chứng đặc sắc, đích đáng để soi tỏ được nhận định của đề bài.

3.1. Một số đề bài

3.1.1. Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

3.1.2. Bàn về truyện ngắn, có người cho rằng: “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác

phẩm những chiều sâu chưa nói hết” (Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, tr 315)

Anh (chị) hiểu thế nào về ý kiến trên và hãy chứng minh qua một số truyện ngắn tiêu biểu.

3.1.3. “Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài

thơ tứ tuyệt. Trong đó những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy”. (Nguyễn Đăng Mạnh – Trong cuộc tọa đàm về cuốn sách Chân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa, báo Văn nghệ số 14, tháng 4/1999).

Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên? Bằng hiểu biết về một số truyện ngắn xuất sắc đã học và đọc thêm, hãy làm sáng tỏ.

3.2. Cách thức thực hiện

3.2.1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, dẫn dắt vào nhận định (trích nguyên văn). 3.2.2. Thân bài

- Bước 1: Giải thích nhận định: Vận dụng kiến thức lý luận về đặc trưng truyện ngắn, chi tiết nghệ thuật.... để giải thích; nêu lên vấn đề cần nghị luận.

- Bước 2: Chứng minh: Chọn những dẫn chứng tiêu biểu, đặc sắc trong các tác phẩm xuất sắc của các tác giả lớn để làm sáng tỏ vấn đề.

- Bước 3: Bình luận:

+ Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận. + Đưa ra phản đề (nếu có).

+ Mở rộng, nâng cao vấn đề.

3.3. Dàn ý ví dụ

3.3.1. Đề bài 1: Bàn về truyện ngắn, có người cho rằng: “Yếu tố quan trọng bậc

nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết” (Từ điển thuật ngữ văn học của

nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, tr 315)

a. Mở bài

- Nét đặc biệt của truyện ngắn so với các thể loại tự sự khác là tuy hạn chế về chiều dài tác phẩm nhưng độ sâu của nó lại thăm thẳm, không cùng.

- Dẫn ý kiến b. Thân bài * Giải thích:

- Ý kiến này nêu lên vấn đề gì? + Khái niệm truyện ngắn.

+ Khái niệm chi tiết nghệ thuật.

+ Chi tiết cô đúc: là những chi tiết chứa đựng một dung lượng lớn về ý nghĩa, đặc biệt là giàu ý nghĩa biểu tượng.

+ Lối hành văn mang nhiều ẩn ý: là cách hành văn giản dị, trong sáng mà rất uyên thâm, sâu sắc, “ý tại ngôn ngoại”.

+ Những chi tiết cô đúc và lối hành văn mang nhiều ẩn ý sẽ tạo cho tác phẩm nhiều tầng bậc ý nghĩa, giống như “tảng băng trôi” ba phần nổi dành cho câu chữ và bảy phần chìm trong ý tưởng của người sáng tạo. (Hêmingway)

=> Tóm lại nhận định đã chỉ ra chính xác yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết nghệ thuật và cách hành văn của tác giả.

- Tại sao lại khẳng định “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết”?

-> Xuất phát từ đặc trưng của truyện ngắn: Do hạn chế về số lượng câu chữ nên dung lượng cuộc sống được phản ánh trong truyện ngắn không thể so sánh được với các thể loại khác như truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết. Truyện ngắn chỉ thông qua một hiện tượng, một lát cắt, một khoảnh khắc của đời sống, mà khái quát lên được bản chất của cuộc đời và con người. Bởi vậy, người viết truyện ngắn

phải có kỹ thuật tinh xảo, biết dồn nén tư tưởng vào trong những chi tiết đặc sắc, và cách hành văn đầy ẩn ý.

* Chứng minh

- Làm sáng tỏ ý kiến thông qua những truyện ngắn xuất sắc của những bậc thầy truyện ngắn: Lỗ Tấn, T.Sêkhốp, Nam Cao, Nguyễn Tuân,...

* Bình luận

- Khẳng định đây là ý kiến đúng đắn, có giá trị, đã khái quát lên được đặc trưng của thể loại truyện ngắn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ý kiến đúng nhưng chưa đủ. Ngoài chi tiết nghệ thuật và cách hành văn, sự thành công của một truyện ngắn còn được quyết định bởi rất nhiều yếu tố khác như: cốt truyện, tình huống truyện, hệ thống nhân vật, kết cấu, giọng điệu,...

- Bàn về bài học rút ra đối với nhà văn và người tiếp nhận. c. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề

3.3.2. Đề bài 2: “Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi

chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy”. (Nguyễn Đăng Mạnh – Trong cuộc tọa đàm về

cuốn sách Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa, báo Văn nghệ số 14, tháng 4/1999).

Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên? Bằng hiểu biết về một số truyện ngắn xuất sắc đã học và đọc thêm, hãy làm sáng tỏ.

Một phần của tài liệu skkn CHI TIẾT TRONG tác PHẨM tự sự (Trang 37 - 53)