Phân tích (cảm nhận) ý nghĩa của một chi tiết

Một phần của tài liệu skkn CHI TIẾT TRONG tác PHẨM tự sự (Trang 33 - 37)

V. Điều kiện và khả năng áp dụng

1.Phân tích (cảm nhận) ý nghĩa của một chi tiết

Thông thường, với kiểu bài này người ra đề sẽ chọn những chi tiết đặc sắc, có ý nghĩa quan trọng làm sáng tỏ chân dung nhân vật và tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Yêu cầu học sinh phải nắm vững tác phẩm, tái hiện lại được chính xác chi tiết và thể hiện được khả năng phân tích, cảm nhận tinh tế, sắc sảo của mình.

1.1. Một số đề bài

1.1.1. Phân tích ý nghĩa của chi tiết ngọn đèn trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” 1.1.2. Phân tích chi tiết bóng tối và ánh sáng trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” 1.1.3. Chi tiết hai chị em Liên chờ tàu trong Hai đứa trẻ

1.1.4. Chi tiết lời giáo huấn của Huấn Cao dành cho quản ngục: “Ở đây lẫn lộn. Ta

khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời con người … Thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.”

1.1.5. Chi tiết lời cảm tạ của quản ngục sau khi được Huấn Cao cho chữ: “Ngục

quan cảm động, vái người tù một cái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

1.1.6. Về chi tiết tiếng sáo trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”

1.1.7. Cảm nhận của em về chi tiết Mị cắt dây trói cứu A Phủ trong Vợ chồng A Phủ

1.1.8. Về chi tiết lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện ở cuối truyện ngắn “Vợ nhặt”

1.1.9 Chi tiết nước mắt và nụ cười của người đàn bà làng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa”

1.1.10. Chi tiết tấm ảnh chân dung của người đàn bà làng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa”

1.1.11. Phân tích chi tiết đôi bàn tay của Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” 1.1.12. chi tiết hai chị em Chiến và Việt khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm trong “Những đứa con trong gia đình”….

1.1.13. Chi tiết chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn

1.1.14. Chi tiết chiếc vòng hoa trên mộ Hạ Du trong truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn.

1.2. Cách thức thực hiện

1.2.1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và chi tiết cần phân tích. 1.2.2. Thân bài

- Bước 1: Khái niệm: chi tiết nghệ thuật.

- Bước 2: Tái hiện lại chi tiết đó xuất hiện như thế nào trong tác phẩm (Yêu cầu phải dẫn được chính xác nguyên văn của tác giả).

- Bước 3: Phân tích ý nghĩa của chi tiết trong mối quan hệ với:

+ Các phương diện nghệ thuật khác của tác phẩm (cốt truyện, tình huống, nhân vật, kết cấu...).

+ Tư tưởng chủ đề của tác phẩm. 1.2.3. Kết bài

- Đánh giá về tài và tâm của tác giả.

1.3. Ví dụ

1.3.1. Đề bài 1: Anh (chị) hãy bình giá ý nghĩa tư tưởng và nghệ thuật chi tiết lời cảm tạ của quản ngục sau khi được Huấn Cao cho chữ: “Ngục quan cảm

động, vái người tù một cái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và chi tiết cần phân tích b. Thân bài

- Khái niệm: chi tiết nghệ thuật

- Xuất xứ của câu nói: là chi tiết kết thúc tác phẩm. - Ý nghĩa:

+ Thể hiện cách ứng xử đầy tôn kính của quản ngục, con người tuy làm nghề thất đức nhưng lại có tấm lòng biệt nhỡn liên tài trước Huấn Cao - bậc anh hùng, đấng tài hoa, khi lĩnh nhận lời di huấn thiêng liêng, cao quý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nếu Huấn Cao không cúi đầu trước cường quyền phi nghĩa, và cúi đầu trước sở thích cao quý của một tấm lòng trong thiên hạ, thì quản ngục cũng biết cúi đầu trước cái tài, cái tâm và thiên lương, khí phách. Có cái cúi đầu làm cho con người ta trở nên hèn hạ, có những cái vái lạy làm cho con người đê tiện. Nhưng cũng có cái cúi đầu làm cho con người ta trở nên cao cả hơn, sang trọng hơn. Cái cúi đầu của viên quản ngục vái lạy Huấn Cao gợi chúng ta liên tưởng tới cái cúi đầu của Cao Bá Quát trước hoa mai: "Nhất sinh đê thủ bái mai hoa" (một đời chỉ biết cúi đầu vái lạy trước hoa mai).

+ Dòng nước mắt và sự nghẹn ngào của quản ngục thể hiện nỗi đau đớn, bi phẫn tột cùng trước cảnh ngộ oái oăm, ngang trái, đầy bi kịch của Huấn Cao.

+ Cái cúi đầu của quản ngục trước Huấn Cao đã làm sáng tỏ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm: quyền lực phi nghĩa vô nghĩa trước quyền uy của cái đẹp tình người, cái đẹp nghệ thuật.

c. Kết bài

- Khẳng định lại ý nghĩa của chi tiết.

- Đánh giá về tấm lòng và tài năng của nhà văn.

1.3.2. Đề bài 2: Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết đôi bàn tay của Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.

a. Mở bài

b. Thân bài

- Khái niệm: chi tiết nghệ thuật

- Hoàn cảnh xuất hiện của chi tiết: chi tiết này xuất hiện rất nhiều lần trong tác phẩm, gắn liền với những chặng đường phát triển của nhân vật Tnú từ lúc ấu thơ đến khi trưởng thành.

- Ý nghĩa: Chi tiết đặc sắc nhất, gây ấn tượng sâu đậm, vừa có ý nghĩa thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng:

+ Qua đôi bàn tay, ta thấy hiện lên cuộc đời, thân phận, tính cách của Tnú :

▪ Bàn tay Tnú lúc còn nhỏ là bàn tay tình nghĩa, trung thực. Đó là bàn tay mang thức ăn tiếp tế cho bộ đội.

▪ Bàn tay cần cù đi lấy đá núi Ngọc Linh về cho anh Quyết dạy chữ.

▪ Bàn tay cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy, và cũng là bàn tay dũng cảm dám cầm đá tự đập vào đầu mình, để tự trừng phạt khi học chữ hay quên.

▪ Bàn tay đưa thư cách mạng lên miệng để nuốt khi gặp quân giặc, và cũng là bàn tay chỉ vào bụng mình mà trả lời quân giặc: Cộng sản ở đây này.

▪ Đó là bàn tay kiên cường giúp Tnú thoát khỏi ngục Kom Tum trở về.

▪ Bàn tay nồng ấm yêu thương, cầm tay người con gái mà anh yêu thương.

▪ Bàn tay thể hiện lòng căm hận sục sôi khi chứng kiến vợ con bị tra tấn. Anh

đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay.

▪ Đó cũng là bàn tay còn lành lặn nhưng không cầm vũ khí, xông ra cứu vợ con nên đã bị kẻ thù bắt trói và đốt cụt ngón bằng giẻ tẩm nhựa xà nu. Hai bàn tay Tnú mười ngón trở thành mười ngọn đuốc châm bùng lên ngọn lửa nổi dậy của dân làng Xô Man.

▪ Bàn tay đã được dập lửa nhưng mỗi ngón chỉ còn hai đốt. Bày tay bị cụt ngón của Tnú như chứng tích về tội ác man rợ của kẻ thù và lòng căm hận mà anh mang theo suốt đời.

▪ Nhưng bàn tay ấy vẫn cầm được giáo, cầm được súng. Tnú đã cầm súng lên đường tìm những thằng Dục để trả thù. Đến cuối truyện, một lần nữa bàn tay Tnú lại xuất hiện trong một tư thế, một tương quan hoàn toàn khác trước kẻ thù. Bàn tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt đã trở thành bàn tay quả báo, bắt kẻ thù phải đền tội.

-> Như vậy, bàn tay là biểu tượng cho tính cách, số phận của Tnú. Đó là bàn tay yêu thương tình nghĩa, bàn tay lao động chiến đấu, bàn tay của ý chí bất khuất, của khát vọng tự do, và chủ nghĩa anh hùng. Đây là chi tiết nghệ thuật đắt giá, thể hiện vẻ đẹp sử thi của người anh hùng Tây Nguyên.

- Qua đôi bàn tay ta cũng thấy được con đường đi của Tnú và dân làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: con đường đấu tranh vũ trang để giải phóng dân tộc.

- Chi tiết đôi bàn tay của Tnú còn kết tinh chủ đề của tác phẩm và tư tưởng của tác giả, thể hiện chân lý của thời đại cách mạng: Chúng nó đã cầm súng, mình phải

cầm giáo.

c. Kết bài

- Khẳng định lại đây là chi tiết nghệ thuật độc đáo. - Kết tinh tấm lòng và tài năng của nhà văn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu skkn CHI TIẾT TRONG tác PHẨM tự sự (Trang 33 - 37)