Thành phần loài và sản lượng khai thác của nghề lưới rê

Một phần của tài liệu điều tra, đánh giá hiện trạng nghề lưới rê khai thác ven bờ ở tỉnh bạc liêu (Trang 49)

Những năm gần đây, sản lượng khai thác chủ yếu từ các vùng nước ven bờ, sản lượng khai thác xa bờ không đáng kể. Từ khi có chủ trương đầu tư phương tiện khai thác xa bờ tăng nhanh sản lượng khai thác chiếm tỷ lệ khá lớn, năm sau cao hơn năm trước. Sản lượng của các đội tàu khai thác xa bờ không hoàn toàn là từ các vùng biển xa bờ. Có nhiều tàu được đóng mới trong chương tình khai thác hải sản xa bờ, khắc phục bão số 5 năm 1997 nhưng vẫn tham gia khai thác ở vùng nước ven bờ.

4.3.1 Phỏng vấn: Qua điều tra, thống kê lại ta thấy sản lượng trung bình của 2 loại nghề lưới rê là gần như nhau: đối với lưới ba là 329 kg/chuyến (số phiếu 29) với sản lượng khai thác trung bình một người trên chuyến là 57 kg, cá chét là 382 kg/chuyến (số phiếu 16) với sản lượng khai thác trung bình một người trên chuyến là 65 kg. Sản lượng khai thác hải sản tính cho một km lưới trên ngày thì lưới ba đạt được 43 kg, lưới cá chét 27 kg. Và sản lượng một năm tính theo một km lưới của hai loại lưới là: lưới ba 17.077 kg, lưới cá chét 8.099 kg (Bảng 4.14). Bảng 4.14: Mối quan hệ loại lưới với sản lượng đánh bắt

Loại lưới Số phiếu TB/chuyến (kg) ± STD TB người/chuyến (kg) ± STD Kg/Km lưới/ngày ± STD Kg/Km lưới/năm ± STD Ba 29 329 ± 735 57 ± 144 43,31 ± 67,48 17077 ± 33089 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 4.15: Mối quan hệ sản lượng, tần số xuất hiện cá loài cá kinh tế

Loài Loại lưới Số phiếu Tổng trọng lượng (kg) Phần trăm % Tần số/ phiếu (%) Cá khoai Ba 29/29 1505 25,6 100 Cá đù Ba 29/29 1285 30,4 100 Cá lưỡi Ba 28/29 940 19,1 96,5 Cá lẹp Ba 29/29 251 5,2 100 Bạc má Ba 23/29 224 4,6 79 Cá hố Ba 9/29 185 2,3 31 Cá chét Ba 8/29 111 2,2 27,5 Mắt lộ Ba 10/29 75 1,53 34,4 Cá mồng gà Ba 9/29 37 0,7 31 Cá sòng Ba 2/29 6 0,1 6,8 Cá gúng Cá chét 16/16 1120 32,4 100 Cá dứa Cá chét 16/16 860 25,3 100 Cá bè Cá chét 12/16 530 15 75 Cá chét Cá chét 16/16 500 14,5 100 Cá đuối Cá chét 10/16 200 5,8 62,5 Cá thu Cá chét 11/16 135 4 69 Cá chim Cá chét 2/16 30 0,8 12,5

4.3.2 Thực tế đi biển: số lượng các loài cá kinh tế chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản lượng đánh bắt được. Tại mỗi địa điểm tiến hành thu thành phần loài cũng như lượng đánh bắt được. Tại mỗi địa điểm tiến hành thu thành phần loài cũng như sản lượng một mẻ lưới đại diện: nhưở thị xã Bạc Liêu một mẻ lưới có chiều dài lưới là 3.000 m, thời gian thả lưới 3 giờ, tổng sản lượng mẻ là 52,3 kg: trong đó cá đù chiếm 33,5% sản lượng, cá khoai chiếm 20,8% sản lượng,….các loại cá tạp chiếm 23,2% sản lượng một mẻ. Mẫu thứ 2 ở Gành Hào có chiều dài tấm lưới là 6.000 m, thời gian thả lưới là 4 giờ, tổng sản lượng một mẻ tương đối nhiều hơn mẻ thu ở thị xã Bạc Liêu. Sản lượng mẻ 2 là 67,3 kg, trong đó cá đù chiếm 26,3% sản lượng, cá khoai chiếm 18,8% sản lượng,…cá tạp chiếm 22,1% sản lượng. Điều này cũng dễ hiểu, sản lượng mẫu 2 nhiều hơn mẫu 1 là do chiều dài lưới dài hơn và thời gian ngâm lưới cũng lâu hơn. Tuy nhiên nếu thời gian ngâm

lưới lâu sẽ dẫn đến chất lượng thủy sản đánh bắt được kém chất lượng do cá trong mẻ lưới chết lâu, ươn thối. Mẫu thứ 3 được chọn tàu lưới cá chét đi thực tế ở huyện Hòa Bình nhằm tìm hiễu loài đánh được của nghề lưới rê cá chét, chiều dài mẻ lưới là 3.500m, thời gian thả lưới trong nước là 5 giờ. Tổng sản lượng thu được sau đánh bắt là 69,6 kg, trong đó cá chét chiếm 10,2% sản lượng, cá gúng chiếm 23% sản lượng, cá dứa chiếm 24,9% sản lượng,… cá tạp chiếm 33,1% sản lượng đánh bắt của mẻ lưới (Bảng 4.16).

Bảng 4.16: Phần trăm sản lượng loài cá kinh tế khi đi thực tế

Mẫu số Chiều dài lưới (m) Thời gian hoạt động Đối tượng Tổng sản lượng (kg) Trọng lượng TB/con (g) Phần trăm/tổng khối lượng 1 3000 3 giờ Cá đù 17 83,33 33,5 Cá khoai 10,5 76,92 20,8 Cá lưỡi 11,2 42,2 22,5 Cá tạp 10,6 - 23,2 Cá khoai 18 63,1 18,8 Cá lưỡi 10,8 51,4 15,2 2 6000 5 giờ Cá đù 11,5 93,8 26,3 Cá lẹp 10 25,6 17,6 Cá tạp 12 - 22,1 Cá gúng 13,5 3,2 23 Cá dứa 15 2,4 24,9 3 3500 5 giờ Cá chét 6 1,9 10,2 Cá ngát 5 2,1 7,8

Cấp 1 36% Cấp 3 13% Cấp 2 51%

đối tượng này với mật độ cao, không có quy hoạch cụ thể, đánh bắt tràn lan dẫn tới nguồn lợi hải sản giảm đi rõ rệt, sản phẩm kém chất lượng do khai thác quá mức.

Sản lượng của các loài thủy sản tuy có biến động nhưng không đáng kể, các loài cá kinh tế vẫn chiếm phần lớn trong mẻ đánh bắt. Qua thực tế đánh giá tôi thấy chiều dài lưới càng tăng, đánh càng xa bờ thì sản lượng đánh được càng cao. Theo người dân sản lượng cá ven bờ những năm gần đây giảm mạnh do số lượng tàu ngày nay đánh bắt đông và chỉ tập trung gần bờ. Nghề lưới kéo gây không ít thiệt hại cho nghề lưới rê, vào lúc biển động, thời tiết tàu lưới kéo thường vào đánh gần bờ làm sản lượng nguồn cá gần bờ giảm mạnh, còn gây cho nghề lưới rê những tổn thất về của, do tàu lưới kéo làm hư lưới rê khi họ đang đánh bắt.

4.4 Hiệu quả kinh tế của nghề lưới rê 4.4.1 Trình độ văn hóa 4.4.1 Trình độ văn hóa

Phỏng vấn được tiến hành trên 45 người (1 phiếu/người/tàu). Trong đó, người được phỏng vấn có chức vụ là tài công gồm 41 người (chiếm 42%), là thuyền viên có 4 người (chiếm 8%). Học vấn cấp 1 có 13% chiếm tỷ lệ ít trong đó trình độ cấp 3 chiếm 36% nhưng tập trung đông nhất là cấp 2 với 51% (Hình 4.13).

Hình 4.13: Biểu đồ trình độ văn hóa người đáp viên

Qua đó ta thấy trình độ văn hóa của lực lượng khai thác hải sản là rất thấp. Thiếu trình độ hiểu biết để tìm ngư trường đánh bắt mới, cải tiến kỹ thuật phù hợp với nghề nhằm tăng năng suất đánh bắt mà chỉ tập trung gần bờ, ngư trường truyền thống. Tài công là người quyết định thời gian và nơi đánh bắt hải sản, là người ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng khai thác của cả tàu và đến thu nhập của thuyền viên trên tàu. Do đó cần tăng cường đào tạo nâng cao trình độ văn hóa và kỹ thuật cho lực lượng lãnh đạo và thủy thủ đoàn đánh bắt nhằm tăng hiểu biết, áp dụng kỹ thuật mới vào trong sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống.

4.4.2 Chi phí khai thác

Chi phí cố định: của nghề lưới rê là tương đối thấp do là nghề dân gian, hình thức khai thác nhỏ lẻ nên chi phí đầu tư thấp so với các nghề khác khai thác trên biển. Chi phí cốđịnh gồm: tàu khai thác, máy chính, lưới. Bảng 4.17 cho ta thấy mức đầu tư cho nghề khai thác trung bình là 50 triệu đồng, có những tàu ít vốn chỉ đầu tư khai thác nhỏ nên chi phí cố định là 15 triệu đồng, đầu tư cho nghề nhiều nhất là của ông Trần Văn Dũng với mức đầu tư là 150 triệu đồng. Thường người dân khai thác thiếu vốn thì mua tàu cũ lại với mức giá rẻ sau đó gắn máy chính vào là đi đánh bắt. Lưới được mua ở vựa, đem về theo kinh nghiệm mà lắp giềng phao, giềng chì cho phù hợp với nghềđánh bắt.

Bảng 4.17: Chi phí cốđịnh đầu tư cho nghề lưới rê.

Trung bình Độ lệch chuẩn Lớn nhất Nhỏ nhất Chi phí cốđịnh (triệu đồng) 50 27 150 15 Chi phí cốđịnh (nghìn đồng/Km lưới) 745 684 2.000 71

Chi phí biến đổi: do sự thay đổi của tình hình thị trường nhiên liệu trên thế giới nên giá nhiên liệu tăng cao làm cho chi phí chuẩn bị cho một chuyến khai thác cũng tăng cao. Với người khai thác có vốn lớn thì khả năng khai thác vào những lúc nguồn lợi ít sản lượng bán ra và thu lại tương đối đủ sống. Còn những ngư dân vốn ít thì phải ngừng hoạt động khai thác vào những mùa nguồn lợi ít chuyển thu nhập với hình thức buôn bán nhỏ lẻ. Giá nhiên liệu tại thời điểm điều tra: Giá dầu Diezel là 7.500 đồng/lít, nhớt 18.000 đồng /lít, nước đá bảo quản 8.000 đồng /cây.

Qua Bảng 4.18 ta thấy với nghề lưới rê cá chét thì chi phí cho một chuyến đánh bắt vài ngày trên biển là lớn (trung bình 1.475 nghìn đồng) hơn so với nghề lưới ba (trung bình 470 nghìn) nhưng thu nhập sau một chuyến biển trung bình là cao

đó là: chạy xe ôm, vá lưới, buôn bán lẻ,… nhưng hình thức buôn bán lẻ được người dân chuộng nhất vừa trang trải cho cuộc sống hằng ngày của gia đình. Bảng 4.18: Chi phí biến đổi của nghề lưới rê.

Loại lưới Số phiếu Ngày hoạt động ± STD Chi phí (nghìn) ± STD Nghìn đồng/Km*ngày ± STD Cá chét 16 4,43 ± 1,26 1.475 ± 483 103,93 ± 34,67 Ba 29 1,79 ± 1,39 470 ± 935 68,61 ± 69,87 Chú thích:STD: độ lệch chuẩn.

Bảng 4.19: Doanh thu và lợi nhuận của nghề lưới rê.

Loại lưới Số phiếu Thu nhập (nghìn) ± STD Lợi nhuận (nghìn) ± STD Thu nhập người (nghìn) ± STD Lợi nhuận người (nghìn) ± STD Cá chét 16 4.531 ± 1.203 2.767 ± 801 790 ± 207 483,06 ± 137,41 Ba 29 1.358 ± 2.098 816 ± 1.194 229 ± 374 134,79 ± 195,03 Chú thích:STD: độ lệch chuẩn.

Qua điều tra, xử lý số liệu về doanh thu và lợi nhuận trên km lưới của nghề lưới rê (Bảng 4.20) cho thấy thu nhập một ngày trên km lưới của àu lưới ba là 206 nghìn đồng (29 phiếu) còn lưới cá chét là 324 nghìn đồng. Sau khi trừ chi phí lợi nhuận một chuyến trên một km lưới: lưới ba là 123 nghìn đồng, lưới cá chét 200 nghìn đồng.

Bảng 4.20: Doanh thu và lợi nhuận (Km lưới) của nghề lưới rê.

Loại lưới Số phiếu Thu nhập nghìn/Km ngày ± STD Lợi nhuận nghìn/Km ngày ± STD Thu nhập nghìn/Km năm ± STD Lợi nhuận nghìn/Km năm ± STD Cá chét 16 324,81 ± 93,65 200,50 ± 68,12 22.135 ± 13.348 14.261 ± 10.998 Ba 29 206,81 ± 176,18 123,72 ± 100,93 40.920 ± 35.267 24.811 ± 21116 Chú thích:STD: độ lệch chuẩn.

Do nghề lưới rê khai thác ven bờ là nghề truyền thống, phương tiện khai thác thô sơ nên hình thức ăn chia trên tàu cũng rất đơn giãn. Qua điều tra phỏng vấn, có các hình thức ăn chia:

Chia 6:4 (47%) Chia 100:8 (13%) Lưới gửi (7%) Gia đình (4%) Chia 100:7 (16%) Chia 7:3 (13%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.13: Biểu đồ hình thức ăn chia của nghề lưới rê

Từ kết quả trên (Hình 4.13) thì hình thức ăn chia 6/4 là hình thức chiếm đa số, tiếp theo là hình thức ăn chia 100/7. Ý nghĩa của các hình thức này như sau:

Hình thức ăn chia lưới gửi: là dạng các thành viên đi trên tàu sẽ có lưới riêng và thu sản lượng đánh bắt được trên tấm lưới của mình. Tuy nhiên các thuyền viên trên tàu sẽ cùng bỏ công lao động thu số cá trên lưới của chủ tàu mà chủ tàu không phải trả tiền công đó, xem đó là phần bù vào chi phí của chuyến biển. Hình thức ăn chia này chiếm 7% của nghề.

Hình thức ăn chia theo 6/4: là lợi nhuận sau khi đã trừ đi chi phí sẽđược chia theo 6/4 chủ tàu sẽ lấy 6 phần của lợi nhuận, 4 phần còn lại thuộc về các thuyền viên trên tàu (các thuyền viên trên tàu sẽ chia tuỳ theo khả năng tay nghề cùa mỗi người). Ở hình thức này thì các thuyền viên trên tàu không phải đầu tư về ngư cụ. Hình thức ăn chia này chiếm 47% của nghề.

Hình thức ăn chia theo 7/3: hình thức ăn chia này giống với hình thức ăn chia theo kiểu 6/4. Nhưng mức ăn chia ởđây lại có lợi cho chủ tàu hơn (chủ tàu lấy 7 phần). Hình thức ăn chia này chiếm 13% của nghề.

Hình thức ăn chia theo 100/8: hình thức ăn chia này thì nếu chủ tàu được

Gia đình: số tàu có các thuyền viên là thành viên trong gia đình. Hình thức ăn chia này chiếm 4% của nghề.

Nhận xét: nghề lưới rê đánh ven bờ tuy là nghề truyền thống, phương tiện đánh bắt thô sơ nhưng đã giải quyết phần nào số lao động trong người dân. Góp phần thu nhập cho người dân ven biển, có vốn ít hoạt động khai thác với hình thức nhỏ, tại chỗ, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Người dân khai thác cũng hướng tới các hoạt động kinh doanh phụ khác nhằm mục đích không phụ thuộc quá vào nguồn thu nhập chủ yếu từ biển. Tuy nhiên mật độ tập trung đánh bắt cao sẽ làm cho nguồn lợi thủy sản giảm trong những năm tới, chất lượng hải sản đánh bắt ngày càng giảm làm cho thu nhập của người khai thác sẽ giảm theo. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý của địa phương phải có biện pháp xử lý, phân bố sau cho hợp lý về khai thác vùng ven biển vì lợi ích chung cho cả cộng đồng.

Chương 5

KT LUN VÀ KIN NGH

5.1 Kết luận

− Hiện nay về cơ cấu nghề khai thác thủy sản, Bạc Liêu có 2 loại nghề chủ yếu là nghề lưới kéo và nghề lưới rê.

− Tổng sản lượng thủy sản của tỉnh tăng hằng năm (nuôi trồng thủy sản tăng nhanh từ 15.450 tấn năm 1999 lên đến 110.446 tấn năm 2005, trong khi đó sản lượng khai thác tăng nhưng rất chậm từ 50.610 tấn năm 1999 lên 62.034 tấn năm 2005).

− Ngư trường khai thác của nghề lưới rê tập trung chủ yếu ở vùng ven bờ quanh khu vực sinh sống.

− Khả năng tiêu thụ của sản phẩm thủy sản ra thị trường còn nhiều khó khăn, giá nhiên liệu phục vụ cho nghềđánh bắt tăng nhanh làm ảnh hưởng đến người khai thác.

− Ngư cụ khai thác của nghề lưới rê đơn giản, việc thi công lắp ráp lưới dựa chủ yếu vào kinh nghiệm truyền lại.

− Sản lượng của các loài thủy sản đánh bắt ngày càng giảm, các loài cá kinh tế vẫn chiếm phần lớn trong mẻđánh bắt.

− Chi phí đầu tư cho một chuyến biển thấp và thu lại lợi nhuận tương đối khá (trung bình thu nhập 1 người của nghề lưới cá chét là 790 nghìn đồng, lưới ba là 229 nghìn đồng).

5.2 Kiến nghị

− Tiếp tục điều tra nắm vững tình hình hoạt động nghề cá của địa phương, cần có sự cân đối giữa đánh bắt xa bờ và ven bờ. Hướng người khai thác

− Chú trọng vai trò của các cơ quan quản lý nghề cá ở địa phương, thị trường đầu ra của sản phẩm thủy sản cũng như có giá cả phù hợp cho sản phẩn thủy sản.

TÀI LIU THAM KHO

Bộ Thủy sản. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, 1996. Nhà xuất bản Nông nghiệp 1996.

Bộ Thủy sản. Một số loài cá kinh tế biển Việt Nam. Bộ Thủy sản, 1996.

Đào Văn Tự và Nguyễn Trường Sơn, 2003. Báo cáo tổng kết đề tài điều tra hiện trạng ngành nghề, trình độ nhân lực khai tác hải sản và nguồn lợi hải

Một phần của tài liệu điều tra, đánh giá hiện trạng nghề lưới rê khai thác ven bờ ở tỉnh bạc liêu (Trang 49)