Về cơ cấu ngành nghề tỉnh BạcLiêu

Một phần của tài liệu điều tra, đánh giá hiện trạng nghề lưới rê khai thác ven bờ ở tỉnh bạc liêu (Trang 29 - 31)

Từ năm 1997 ở Bạc Liêu có 2 loại nghề chủ yếu là nghề lưới kéo và nghề lưới rê. Trong số 957 phương tiện có 377 phương tiện làm nghề lưới kéo chiếm 39,39% và 563 phương tiện làm nghề lưới rê chiếm 58,83%; các nghề khác như nghề câu (14 phương tiện, chiếm 1,46%), nghề te (2 phương tiện, chiếm 0,21%), . . . là

2005 vẫn không có gì thay đổi. Nguyên nhân là do sản lượng đánh bắt hải sản nguồn lợi ven bờ ngày càng giảm kéo theo năng suất đánh bắt của nghề cũng giảm theo, điều này cho thấy sự cần thiết của đánh bắt thủy sản xa bờ với nguồn lợi phong phú hơn. Nghề lưới kéo đem lại sản lượng đánh bắt cao chiếm 70% sản lượng khai thác trên thế giới và được du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây từ Trung Quốc. Ở Việt Nam, số lượng tàu thuyền lưới kéo chiếm khoảng 27,18% tổng số tàu thuyền lắp máy, sản lượng khai thác hằng năm chiếm khoảng 40% tổng sản lượng khai thác cá biển của cả nước.

Mức độ phát triển của nghề lưới rê cũng gần tương tự như nghề lưới kéo. Năm 1997 số tàu lưới rê là 563 chiếc, bằng 58,83% tổng số tàu thuyền. Năm 1998 số tàu lưới rê là 610 chiếc, bằng 57,60% tổng số tàu thuyền trong năm. Năm 1999 số tàu lưới rê là 670 chiếc, bằng 58,57% tổng số tàu thuyền và bằng 119,01% số tàu lưới rê năm 1997. Năm 2000 và năm 2001 số tàu lưới rê vẫn giữ là 670 chiếc, bằng 57,91% và bằng 57,76% số tàu thuyền trong năm (Bảng 4.2). Tuy nhiên đến năm 2003 số lượng tàu theo nghề lưới rê lại giảm chỉ còn 539 chiếc nhưng lại chiếm tỷ lệ cao (63,26%) trong cơ cấu ngành, đều này chứng tỏ số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản ở tỉnh giảm mạnh nên số tàu theo nghề lưới rê vẫn chiếm tỷ lệ cao. Sau năm 2003 thì tỷ lệ tàu thuyền theo nghề lưới lại giảm dần đến năm 2005 tỷ lệ này chỉ còn 52,4%.

Vì tổng số tàu lưới kéo và tàu lưới rê chiếm tỷ lệ chủ yếu (năm 1997 chiếm 93,92%, năm 1998 chiếm 98,3%, năm 1999 chiếm 98,16%, năm 2000 chiếm 98,62%, năm 2001 chiếm 98,97% đến năm 2005 tỷ lệ này chỉ còn 84,49%) trong tổng số tàu thuyền nên 2 loại nghề này quyết định sản lượng hải sản và sự phát triển chung của ngành khai thác thủy sản trong tỉnh. Những năm gần đây sản lượng khai thác lại giảm một phần do nguồn lợi ven bờ giảm và một phần do năng suất đánh bắt đạt hiệu quả không cao. Điều này cũng rất dễ hiểu vì do giá cả sản phẩm trên thị trường tiêu thụ không có lợi cho người khai thác, dẫn đến làm ăn thua lổ nên số tàu nằm lại bờ ngày càng nhiều, số lượng tàu đánh bắt ngày càng ít. Chỉ có một bộ phận dân khai thác truyền thống vẫn theo nghề nhưng chỉ hoạt động cầm chừng, thu nhập không cao.

Bảng 4.2: Cơ cấu tàu thuyền theo nghề (lưới kéo, lưới rê) năm 1997 - 2005 Năm Tổng số (chiếc) Lưới kéo Tỷ lệ % Lưới rê Tỷ lệ %

1997 957 377 39,39 563 58,83 1998 1.059 431 39,00 610 57,60 1999 1.144 453 39,60 670 58,57 - - - - 2004 832 279 33,53 499 59,97 2005 832 281 34,00 436 52,40

Nguồn:Đào Văn Tự và Nguyễn Trường Sơn, 2003;

Báo cáo của Sở thủy sản Bạc Liêu qua các năm 2002, 2003, 2004, 2005.

Một phần của tài liệu điều tra, đánh giá hiện trạng nghề lưới rê khai thác ven bờ ở tỉnh bạc liêu (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)