Chất lượng của các giống sắn tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu So sánh một số giống sắn có triển vọng tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 47)

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số giống sắn mới đến chất lượng của các giống sắn bao gồm: Tỷ lệ chất khô, năng suất chất khô, tỷ lệ

Bảng 4.11: Chất lượng của các giống sắn tham gia thí nghiệm Tên giống sắn Tỷ lệ chất khô (%) NS củ khô (tấn/ha) Tỷ lệ tinh bột (%) NS tinh bột (%) KM414 36,75 10,98 24,90 7,43 KM440 36,24 13,02 24,23 8,70 KM419 37,98 11,08 26,73 7,81 HL2004-28 37,75 12,88 26,13 8,91 KM94 (Đ/C) 36,60 10,96 24,67 7,39 CV (%) 4,0 4,9 LSD05 0,89 0,74 4.5.2.1. Tỷ lệ chất khô (TLCK) và năng suất củ khô (NSCK) của các giống sắn * Tỷ lệ chất khô (TLCK):

Sắn có hàm lượng nước trong củ cao từ 60,70%. Muốn tăng năng suất sắn và đảm bảo hàm lượng tinh bột nhiều thì phải lựa chọn giống sắn mang kiểu gen có tỷ lệ chất khô cao. Một số chỉ tiêu lý tưởng cho chọn giống sắn là nâng cao được NSCT thì hàm lượng chất khô không giảm.

Hàm lượng chất khô và tinh bột trong củ luôn có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy hai tính trạng này có thểđồng thời cải tiến nhờ chọn lọc giống.

Trong quá trình nghiên cứu, theo dõi về năng suất củ khô và tỷ lệ

chất khô kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.12.

Bảng 4.12: Tỷ lệ chất khô và năng suất củ khô của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm so với giống đối chứng KM94

Tên giống sắn Tỷ lệ chất khô (%) Năng suất củ khô Năng suất (tấn/ha) So sánh với giống đối chứng (Tăng +, giảm -) Tấn/ha % KM414 36,75 10,98 + 0,02ns 100,18 KM440 36,24 13,02 + 2,06* 118,80 KM419 37,98 11,08 + 0,12ns 101,09 HL2004-28 37,75 12,88 + 1,92* 117,52 KM94 (Đ/C) 36,60 10,96 - 100,00 CV (%) 4,0 LSD05 0,89 Ghi chú:

*: Sai khác so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95% ns: Không có sự sai khác so với giống đối chứng

Qua bảng số liệu 4.12 và biểu đồ hình 4.4 ta thấy:

Tỷ lệ chất khô của các giống sắn tham gia thí nghiệm dao động từ

36,24 - 37,98%.

Giống KM419 có tỷ lệ chất khô cao nhất đạt 37,98% cao hơn giống

đối chứng KM94 là 1,38%. Thứ hai là giống HL2004-28 đạt 37,75% cao hơn giống đối chứng KM94 là 1,15%. Thứ ba là giống KM414 đạt 36,75% cao hơn giống đối chứng KM94 là 0,15%.

Tỷ lệ chất khô thấp nhất là giống KM440 đạt 36,24% thấp hơn giống

đối chứng KM94 là 0,36%.

Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ chất khô của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm

Ghi chú:

1: KM414 3: KM419 5: KM94 (Đ/C)

2: KM440 4: HL2004-28

* Năng suất củ khô (NSCK):

Hiện nay đời sống xã hội được nâng cao, khoa học, công nghệ phát triển, nhu cầu sử dụng sắn tươi làm lương thực, thực phẩm không nhiều mà chủ yếu cho công nghiệp chế biến tinh bột sắn, sắn lát khô đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến bánh kẹo và mì chính. Đối với các nhà khoa học chọn giống sắn mới, sự quan tâm của họđặc biệt hướng vào năng suất

củ khô sản phẩm chính của cây sắn và là nguyên liệu chính của ngành công nghiệp chế biến. Nâng cao năng suất củ khô không ngừng nâng cao sản lượng thực thu mà còn giảm chi phí trong công tác chế biến và bảo quản sau thu hoạch.

Hình 4.5: Biểu đồ năng suất củ khô của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm

Ghi chú:

1: KM414 3: KM419 5: KM94 (Đ/C)

2: KM440 4: HL2004-28

Qua bảng số liệu 4.12 và biểu đồ 4.5 ta thấy:

Các giống sắn tham gia thí nghiệm có NSCK dao động từ 10,96 - 13,02 tấn/ha.

Giống có NSCK cao nhất là KM440 đạt 13,02 tấn/ha cao hơn giống

đối chứng KM94 là 2,06 tấn/ha tăng 18,80%. Thứ 2 là giống HL2004-28

đạt 12,88 tấn/ha cao hơn giống đối chứng KM94 là 1,92 tấn/ha tăng 17,52% (chắc chắn ở mức tin cậy 95%).

4.5.2.2. Tỷ lệ tinh bột (TLTB) và năng suất tinh bột (NSTB) của các giống sắn * Tỷ lệ tinh bột (TLTB):

Tỷ lệ tinh bột là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh trực tiếp đến chất lượng của các giống sắn. Những giống sắn có chất lượng tốt là những giống có tỷ lệ tinh bột cao và ngược lại, những giống có tỷ lệ tinh bột thấp thì chất lượng kém. Sau một thời gian nghiên cứu kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.13.

Bảng 4.13: Tỷ lệ tinh bột và năng suất tinh bột của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm so với giống đối chứng KM94

Tên giống sắn Tỷ lệ tinh bột (%)

Năng suất tinh bột Năng

suất (tấn/ha)

So sánh với giống đối chứng (Tăng +, giảm -) Tấn/ha % KM414 24,90 7,43 + 0,04ns 100,54 KM440 24,23 8,70 + 1,31* 117,73 KM419 26,73 7,81 + 0,42ns 105,68 HL2004-28 26,13 8,91 + 1,52* 120,57 KM94 (Đ/C) 24,67 7,39 - 100,00 CV (%) 4,9 LSD05 0,74 Ghi chú: *: Sai khác so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95% ns: Không có sự sai khác so với giống đối chứng Qua bảng số liệu 4.13 và biểu đồ hình 4.6 ta thấy:

Tỷ lệ tinh bột của các giống sắn tham gia thí nghiệm dao động từ

24,23 - 26,73%.

Giống HL2004-28 và giống KM419 có tỷ lệ tinh bột cao nhất đạt 26,13% và 26,73%.

Hai giống KM440 và KM414 có tỷ lệ tinh bột tương đương với giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Hình 4.6: Biểu đồ tỷ lệ tinh bột của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm

Ghi chú:

1: KM414 3: KM419 5: KM94 (Đ/C)

2: KM440 4: HL2004-28

* Năng suất tinh bột (NSTB):

NSTB là một chỉ tiêu quan trọng quyết định giá trị của giống đó. Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến đang rất phát triển. Vì vậy việc tạo ra những giống sắn có NSTB cao có ý nghĩa rất lớn.

Hình 4.7: Biểu đồ năng suất tinh bột của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm

Ghi chú:

1: KM414 3: KM419 5: KM94 (Đ/C)

Qua bảng số liệu 4.13 và biểu đồ hình 4.7 cho thấy:

Giống HL2004-28 có năng suất tinh bột cao nhất đạt 8,91 tấn/ha cao hơn giống đối chứng KM94 là 1,52 tấn/ha tăng 20,57%. Tiếp đến là giống KM440 đạt 8,70 tấn/ha cao hơn giống đối chứng KM94 là 1,31 tấn/ha tăng 17,73% (chắc chắn ở mức tin cậy 95%).

Các giống sắn còn lại có NSTB tương đương đối chứng.

Từ kết quả trên cho thấy giống HL2004-28, KM419, KM414 là những giống có tỷ lệ tinh bột và năng suất tinh bột cao hơn giống đối chứng KM94. Giống KM440 mặc dù có tỷ lệ tinh bột thấp nhất nhưng vì có năng suất củ tươi cao nên năng suất tinh bột của giống sắn này tương

đối tốt đứng thứ 2 trong thí nghiệm so sánh giống và là giống có triển vọng cao.

4.6. Hoạch toán hiệu quả kinh tế của các giống sắn tham gia thí nghiệm Bảng 4.14: Kết quả hoạch toán kinh tế của 5 giống sắn

tham gia thí nghiệm Tên giống sắn Năng suất củ tươi (tấn/ha) Tổng thu (triệu đồng/ha) Tổng chi (triệu đồng/ha) Lãi thuần (triệu đồng/ha) KM414 29,87 47,792 24,426 23,366 KM440 35,93 57,488 24,426 33,062 KM419 29,20 46,720 24,426 22,294 HL2004-28 34,13 54,608 24,426 30,182 KM94 (Đ/C) 29,93 47,888 24,426 23,462 Ghi chú:

+ Lượng phân Urê bón là 260,9kg/ha x 9.500đ/kg = 2.478.550đ (1) + Lượng phân supe lân bón 470,6kg/ha x 3.500đ/kg = 1.647.100đ (2) + Lượng phân Kali clorua bón 200kg/ha x 11.500đ/kg = 2.300.000đ (3) + Lượng phân chuồng bón là 1000kg/ha x 800đ/kg = 8.000.000 (4) + Công lao động 100 công/ha x 100.000đ/công = 10.000.000đ (5) + Giá sắn củ tươi năm 2013 là 1.600đ/kg

Tổng chi = (1) + (2) + (3) + (4) + (5)

Qua kết quả bảng 4.14 và biểu đồ hình 4.8 ta thấy:

Trong cùng một điều kiện thí nghiệm các công thức cho hiệu quả

kinh tế là khác nhau.

Trong thí nghiệm giống sắn KM440 có hiệu quả kinh tế cao nhất đạt 33,062 triệu đồng/ha cao hơn giống đối chứng KM94 là 9,6 triệu đồng/ha. Tiếp đến là giống HL2004-28 có hiệu quả kinh tế đạt 30,182 triệu đồng/ha và cao hơn giống đối chứng KM94 là 6,72 triệu đồng/ha.

Hai giống sắn còn lại là KM414, KM419 đều cho hiệu quả kinh tế

thấp hơn giống đối chứng KM94 cụ thể là:

Giống KM414 có hiệu quả kinh tế đạt 23,366 triệu đồng/ha và thấp hơn giống đối chứng KM94 là 0,096 triệu đồng/ha.

Giống KM419 cho hiệu quả kinh tế thấp nhất chỉ đạt 22,294 triệu

đồng/ha thấp hơn đối chứng là 1,168 triệu đồng/ha.

Hình 4.8: Biểu đồ hoạch toán kinh tế của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm

Ghi chú:

1: KM414 3: KM419 5: KM94 (Đ/C)

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua theo dõi thí nghiệm so sánh giữa 5 giống sắn chúng tôi đưa ra những kết luận sau:

* Đặc điểm sinh trưởng của các giống sắn: Giống KM414 và HL2004-28 có tốc độ tăng trưởng chiều cao, tốc độ ra lá, tuổi thọ lá ưu việt hơn tất cả các giống tham gia thí nghiệm.

* Đặc điểm nông sinh học (chiều cao cây, chiều cao thân chính, chiều dài các cấp cành, tổng số lá/cây, đường kính gốc). Tất các giống sắn tham gia thí nghiệm đều phân cành, trong đó giống KM414 có chiều dài các cấp cành lớn nhất. Hai giống là KM414, HL2004-28 có đặc điểm nông sinh học tốt hơn các giống khác.

* Các yếu tố cấu thành năng suất (chiều dài củ, đường kính củ, số

củ/gốc, khối lượng củ/gốc). Trong 5 giống sắn tham gia thí nghiệm có giống KM440, HL2004-28 là trội hơn hẳn so với các giống còn lại.

* Năng suất sắn: NSTL, NSCT, NSSVH của các giống KM414, KM440, HL2004-28 là cao hơn hẳn so giống sắn KM419 tham gia thí nghiệm.

* Chất lượng: (TLCK, NSCK, TLTB, NSTB) trong 5 giống tham gia thí nghiệm chỉ có 2 giống là KM440 và HL2004-28 dẫn đầu về chỉ tiêu chất lượng so với các giống sắn khác tham gia thí nghiệm.

* Hiệu quả kinh tế: Trong 5 giống sắn tham gia thí nghiệm có 2/5 giống có hiệu quả kinh tế cao hơn giống đối chứng KM94. Đó là giống KM440 và HL2004-28 có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các giống tham gia thí nghiệm và cao hơn giống đối chứng KM94 là 9,6 triệu đồng/ha và 6,72 triệu đồng/ha.

Từ những kết luận trên cho thấy: Hai giống KM440 và HL2004-28 về khả năng sinh trưởng, cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn giống đối chứng KM94 và các giống sắn khác trong thí nghiệm.

5.2. Đề nghị

Tiếp tục nghiên cứu đánh giá hai giống sắn trên quy mô rộng để đánh giá được chính xác hơn sự ổn định về năng suất, chất lượng của các giống sắn trồng trong điều kiện Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc nói chung.

Hai giống là KM440 và HL2004-28 có khả năng sinh trưởng và cho năng suất cao hơn giống đối chứng KM94 và các giống khác tham gia thí nghiệm nên có thể đưa ra khảo nghiệm trên diện rộng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT

1. Phạm Văn Biên, Hoàng Kim (1991), Cây sắn, NXB Nông nghiệp.

2. Phạm Văn Biên (1998), Sắn Việt Nam trong vùng sắn châu Á, hiện trạng và tiềm năng, kỷ yếu hội thảo “Kết quả nghiên cứu và khuyến nông sắn Việt Nam” Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, http://www.agroviet.gov.vn.

4. Lường Văn Duy (2007), “Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.

5. Bùi Huy Đáp (1987), Cây sắn.

6. Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Kế Hùng (1985), Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn (1990), Tuyển tập giống sắn.

7. Trần Ngọc Ngoạn, Trần Văn Diễn (1992), Cây sắn.

8. Trần Ngọc Ngoạn (1995), “Luận án PTS KHNN”, Viện Khoa học Kỹ

thuật Nông nghiệp Việt Nam.

9. Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Lẫm, Đào Thanh Vân, Bùi Bảo Hoàn, Hoàng Văn Chung, Trần Văn Điền (2004), Giáo trình “Trồng trọt chuyên khoa”, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

10. Trần Ngọc Ngoạn (2007), “Giáo trình cây sắn”, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 11. Đỗ Thị Ngọc Oanh, Hoàng Văn Phụ, Nguyễn Thế Hùng (2004), Giáo trình

phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

12. Phan Kim Sơn (2008), “Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.

13. Phạm Anh Tuấn - Vai trò của nhiên liệu sinh học đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn, http:www.nhandan.com.vn.

14. http://hoangkimvietnam.wordpress.com.

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

15. FAOSTAT (2013): http://faostat.fao.org/.

16. MARD (2013), http://www.agroviet.gov.vn; http://mard.gov.vn.

17. http://cassavaviet.blogspot.com.

PH LC 1

ĐẶC ĐIỂM THỜI TIẾT KHÍ HẬU THÁI NGUYÊN NĂM 2013 Yếu tố Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Ẩm độ không khí trung bình (%) Tổng lượng mưa (mm) Tổng số giờ nắng (giờ) 1 14,9 81 11,4 12 2 19,3 86 28,9 36 3 23,6 80 16,4 49 4 24,6 81 69,0 50 5 27,9 81 298,2 150 6 29,0 81 256,7 165 7 27,9 86 974,1 140 8 28,3 85 405,7 167 9 26,4 85 352,2 116 10 24,6 78 83,0 147 11 22,2 76 44,8 98 12 15,0 75 32,2 186

PH LC 2

BẢNG XỬ LÝ SỐ LIỆU THÍ NGHIỆM

Chiều cao thân chính

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCTC FILE CCTC 19/ 5/** 16:18

--- PAGE 1 VARIATE V003 CCTC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 4 6074.40 1518.60 6.58 0.012 3 2 NL 2 53.2000 26.6000 0.12 0.892 3 * RESIDUAL 8 1846.80 230.850 --- * TOTAL (CORRECTED) 14 7974.40 569.600 ---

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CCTC 19/ 5/** 16:18

--- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT

--- CT NOS CCTC 1 3 124.667 2 3 156.667 3 3 160.667 4 3 178.000 5 3 181.000 SE(N= 3) 8.77211 5%LSD 8DF 28.6050 --- MEANS FOR EFFECT NL

Một phần của tài liệu So sánh một số giống sắn có triển vọng tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)