Kiểm tra, giám sát việc thực hiện tích hợp nội dung giáo dục trẻ về tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục trẻ 5 tuổi.

Một phần của tài liệu Các biện pháp chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở trường mầm non vĩnh quỳnh (Trang 25 - 29)

nguyên môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục trẻ 5 tuổi.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện theo kế hoạch là biện pháp hết sức quan trọng trong công tác quản lý chuyên môn. Ta vẫn nói rằng: Không có kiểm tra tức là không có quản lý. Kiểm tra nhằm thu thập thông tin, điều khiển, điều chỉnh bộ máy đi đến đích. Kiểm tra nhằm thiết lập các tiêu chuẩn, đo lường kết quả thực hiện mục tiêu, phân tích và điều chỉnh các sai lệch (nếu có) nhằm làm cho bộ máy tốt hơn lên, đạt kết quả mong đợi. Kiểm tra giúp cho nhà quản lý phát hiện người làm tốt để khuyến khích động viên họ, còn người làm chưa tốt để cố gắng hơn. Kiểm tra còn giúp cho việc sai sót có thể xảy ra. Vì công tác kiểm tra có vai trò đặc biệt quan trọng như vậy nên người quản lý cần phải tích luỹ kinh nghiệm kiểm tra và thực hiện nghiêm túc biện pháp kiểm tra trong mọi hoạt động.

*Nội dung kiểm tra:

- Kiểm tra về nhận thức của giáo viên về nội dung tích hợp giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào chương trình mẫu giáo 5 tuổi.

- Kiểm tra việc giáo viên xây dựng lựa chọn nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào chương trình dạy trẻ ở một số chủ đề và các hoạt động trong ngày.

- Kiểm tra việc giáo viên sưu tầm, sáng tác các bài thơ, bài hát, câu truyện có nội dung giáo dục trẻ về tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào dạy trẻ có phù hợp với trẻ 5 tuổi không.

- Kiểm tra việc giáo viên tổ chức các hoạt động tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào chương trình dạy trẻ có phù hợp hiệu quả hay không.

* Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

- Thăm lớp, dự giờ. - Quan sát.

- Kiểm tra trực tiếp việc giáo viên, thực hiện các hoạt động trong ngày. - Trò chuyện trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh.

- Kiểm tra thường xuyên. - Kiểm tra đột xuất. - Kiểm tra có báo trước.

* Kết quả:

- Qua thực hiện biện pháp kiểm tra, đánh giá tôi thấy hầu hết đội ngũ giáo viên 5 tuổi trong nhà trường luôn có ý thức thực hiện nghiêm túc nội dung tích hợp giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào chương trình dạy trẻ theo và kế hoạch của nhà trường đã xây dựng.

- 100% giáo viên đều có phẩm chất đạo đức tốt luôn yêu quý trẻ, thương yêu tôn trọng trẻ trong mọi hoạt động, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giáo dục trẻ.

- Qua kiểm tra tôi đã nhận thấy có một số đồng chí tiêu biểu thực hiện tốt việc tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào chương trình

giáo dục trẻ 5 tuổi như: Đồng chí Hiếu lớp A1, đồng chí Chinh lớp A2, đồng chí Thảo lớp A3, đồng chí Hạnh, Điệp, lớp A4, đồng chí Loạt, Hiền lớp A5, đồng chí Oanh, Thủy lớp A6. Bên cạnh đó còn một số đồng chí giáo viên trẻ mới vào trường kinh nghiệm về nghệ thuật lên lớp, chưa có khả năng sáng tạo trong việc

tổ chức các hoạt động còn hạn chế như: Đồng chí Ngân, Hương, Hiền, Hòa.

(Một số hình ảnh minh họa ở phần phụ lục ảnh 4 ) 7. Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh và cộng đồng.

Thực hiện quyết định số 373/ QĐ- TT ngày 23/3/2010 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt “ Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam” với mục đích là đến năm 2015 nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ công chức và các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Tôi nhận thấy việc phối kết hợp với phụ huynh và cộng đồng cùng chung tay bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo là rất cần thiết.

Công tác tuyên truyền có vai trò rất to lớn đối với việc thực hiện thành công hay không thành công của một hoạt động nào đó trong trường mầm non. Tuyên truyền nhằm làm cho đông đảo nhân dân, phụ huynh cộng đồng xã hội hiểu rõ về mục đích của một hoạt động hoặc một chương trình nào đó trong trường mầm non và ý thức cùng phối hợp với nhà trường để thực hiện. Chính vì vậy mà trường mầm non cần phải làm tốt công tác tuyên truyền.

Trên thực tế nhìn chung nhân dân, phụ huynh biết rất ít về kiến thức giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ. Có một số phụ huynh còn cho rằng trẻ còn nhỏ chưa cần phải giáo dục trẻ, nội dung giáo dục tài nguyên môi

trường biển, hải đảo còn xa vời với trẻ không phù hợp. Muốn nhân dân, cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội trên địa bàn xã hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ. Thì trường mầm non phải “ Tự mình nói về mình” bằng nhiều hình thức tuyên truyền tốt, khéo léo, rõ ràng, rộng rãi, với nhiều hình thức, thì công tác tuyên truyền sẽ đạt hiệu quả tốt. Qua đó sẽ thu hút được nhiều trẻ đến trường, nhận được nhiều sự quan tâm ủng hộ của nhân dân của cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội ở địa phương để phát triển

tuyên truyền, ngay từ đầu năm học tô đã xây dựng nội dung và các hình thức tuyên truyền về nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ trong năm học như sau:

- Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã và của các thôn với các nội dung:

+ Các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, trú trọng với các nhiệm vụ tăng cường giáo dục nội dung về tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi.

+ Nêu rõ nội giáo cần giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi về tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ.

+ Tầm quan trọng của công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non.

+ Ý nghĩa của việc giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi.

- Tổ chức họp phụ huynh đầu năm với các nội dung tuyên truyền:

+ Đánh giá kết quả chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, kết quả thực hiện các hoạt động của năm học trước.

+ Ý nghĩa của các hoạt động của bé ở trường mầm non, trong đó có hoạt động tích hợp giáo dục trẻ nội dung tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi là nhiệm vụ trọng tâm của năm học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thông qua các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, đi sâu phân tích tuyên truyền hoạt động tích hợp giáo dục trẻ nội dung tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi.

+ Vận động phụ huynh đóng góp tự nguyện ngoài các khoản quy định, để mua sắm trang thiết bị hiện đại để tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục trẻ.

- Tổ chức các buổi họp phụ huynh giữa năm, cuối năm để báo cáo kết quả thực hiện trong học kỳ I, năm học và kết quả lồng ghép tích hợp nội giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ.

- Xây dựng các góc tuyên truyền chung của nhà trường tại 3 khu với các nội dung:

+ Xây dựng các nội dung ở bảng tin theo từng thời chủ đề.

+ Trang bị hệ thống các biểu bảng, panô áp phích có nội dung liên quan đến chủ đề năm học và các cuộc vận động và các phong trào thi đua:

Ví dụ : “ Quyết tâm xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”

“Cùng chung tay bảo vệ môi trường biển, hải đảo Việt Nam” “ Hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất”

“Mẹ cũng là cô giáo”

+ Dán các bài thơ bài hát, có nội dung giáo dục môi trường biển hải đảo theo chủ đề, để để phụ huynh được biết và phối kết hợp cùng cô giáo dạy trẻ. + Dán các bài viết tuyên truyền về bảo vệ môi trường biển, hải đảo Việt Nam:

- Hãy nhớ là nước thải sẽ chảy thẳng ra hệ thống thoát nước, không vứt rác ra đường phố và cống rãnh vì chúng có thể trôi ra biển hoặc bãi biển.

- Cố gắng tạo ra ít rác thải, hạn chế sử dụng túi nilông, nên mang theo túi vải khi mua hàng.

- Hãy nói với bạn bè và gia đình biết về mối nguy hiểm của rác thải đối với các động vật biển. Khuyến khích họ vứt rác thải vào đúng nơi quy đinh.

+ Dán ảnh của các hoạt động , các hội thi của nhà trường.

- Chỉ đạo giáo viên 5 tuổi xây dựng mỗi lớp một góc tuyên truyền với phụ huynh với các nội dung.

+ Chương trình thực hiện theo các chủ đề cho trẻ 5 tuổi.

+ Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ qua từng giai đoạn trong năm.

+ Các nội dung cần phối hợp với phụ huynh bài viết tuyên truyền giáo dục tài nguyên môi trường về biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi như: các bài thơ, bài hát cần dạy trẻ trong chủ đề.

- Tổ chức tốt các hội thi trong năm học mời phụ huynh đến dự.

- Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ ở trường, tham gia biểu diễn, giao lưu với các đoàn thể ở địa phương tổ chức.

- Tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ ở trường trong năm học như ngày: Khai giảng năm học, ngày tết trung thu, ngày 20/11, ngày tết Noel, ngày 8/3, ngày 1/6, ngày tổng kết năm học. Mời lãnh đạo xã, lãnh đạo thôn và phụ huynh đến dự.

* Kết quả:

- Với các nội dung và hình thức tuyên truyền phong phú như trên chúng tôi đã thu được kết quả như:

+ Lãnh đạo, chính quyền địa phương, nhân dân và cha mẹ trẻ trên địa bàn đã hiểu rõ được tầm quan trọng của giáo dục mầm non nói chung và nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ nói riêng; nắm được ý nghĩa của các hoạt động của bé ở trường giúp các bé phát triển một cách toàn diện, biết được các nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Qua đó nâng cao được ý thức trách nhiệm của cha mẹ trẻ về việc phối hợp cùng cô giáo, để giáo dục trẻ nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi một cách phù hợp hiệu quả là việc làm cần thiết.

+ Phụ huynh đã có thêm hiểu biết về môi trường biển, hải đảo Việt Nam để giáo dục con tại nhà, phụ huynh có tinh thần đóng góp tự nguyện ủng hộ việc mua sắm các thiết bị hiện đại, sưu tầm các tranh ảnh có nội dung giáo dục trẻ theo chủ đề, để ứng dụng vào dạy trẻ.

+ Lãnh đạo địa phương đã tạo điều kiện mọi mặt cho công tác tuyên truyền cũng như vận động nhân dân, phụ huynh ủng hộ và đầu tư kinh phí mua sắm các đồ dùng hiện đại như ti vi màn hình phẳng, loa vi tính cho các lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục.

Một phần của tài liệu Các biện pháp chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở trường mầm non vĩnh quỳnh (Trang 25 - 29)