Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất giống cam sành tại huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 30 - 32)

* Các phương pháp nhân giống

Có nhiều phƣơng pháp nhân giống nhƣng trong thực tế sản xuất chỉ áp dụng hai phƣơng pháp chủ yếu là ghép và chiết cành.

Bùi Thị Duyên 31 Lớp K34D Sinh - KTNN

Nhân giống bằng phƣơng pháp chiết cành chủ yếu theo kinh nghiệm, tự học hỏi nhau. Phƣơng pháp này tƣơng đối dễ làm, tỷ lệ sống cao 70 - 80%, nhƣng hệ số nhân giống thấp vì cành chiết lâu ra rễ, mất nhiều diện tích giâm cành khi ra ngôi, cây sinh trƣởng kém trong giai đoạn đầu ra trồng.

*Kỹ thuật trồng, chăm sóc vườn cam quýt

Làm đất: Đất đƣợc làm trƣớc trồng 1 - 2 tháng, hố trồng có kích thƣớc 70 x 60 x 60 cm, vùng đất đồi có đá đào sâu, rộng hơn.

Sau khi đào hố tiến hành bón lót cho mỗi hố 20 - 50 kg phân chuồng hoai mục: 0,6 - 0,8 kg phân supe lân. 1 - 1,5 kg vôi bột, việc bón phân lấp hố phải tiến hành trƣớc khi trồng 20 - 25 ngày.

Mật độ trồng: Với cam sành các hộ trồng ở khoảng cách 4 x 5 m hoặc 4,5 – 5 m, tƣơng ứng với 500 cây/ha.

Kỹ thuật trồng: Áp dụng đúng quy trình trồng cam quýt cơ bản, sau khi trồng đều cắm cọc để cố định gốc tránh bị đổ, gãy cây khi có gió bão và ủ gốc bằng rơm rạ giữ ẩm cho cây.

Bón phân: Sau khi thu hoạch quả vụ trƣớc bón phân cho cây ăn quả có múi nhƣ sau:

Đối với cây từ năm thứ 4 trở đi, khi đã cho quả tƣơng đối ổn định, bón bốn đợt:

Đợt I (bón lót cơ bản): Sau khi thu hoạch quả (tháng 8 - tháng 10), bón 20 - 50 kg phân chuồng + 1 kg supe lân + 0,5 kg vôi bột + 0,2 kg KCl

Đợt II: Bón thúc lộc xuân tăng đậu quả, với lƣợng bón là 0,3 - 0,4 ure + 0,3 - 0,4 kg KCl, bón phân vào tháng 1, tháng 2.

Đợt III: Chống rụng quả với lƣợng bón, 0,2 - 0,3 kg ure + 0,2 - 0,3 kg KCl, bón phân vào tháng 4, tháng 5.

Đợt IV: Thúc nuôi quả với lƣợng bón là 0,2 - 0,3 ure + 0,1 - 0,2 kg KCl, bón vào tháng 8, 9.

Bùi Thị Duyên 32 Lớp K34D Sinh - KTNN

Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân làm giảm đáng kể năng suất và chu kỳ kinh doanh của cam quýt. Có rất nhiều sâu bệnh gây hại trên cam quýt. Qua điều tra ở Quang Bình thấy cam quýt bị sâu bệnh hại ở tất cả các bộ phận của cây. Tuy nhiên mức độ gây hại có khác nhau, phụ thuộc vào giống, kỹ thuật chăm sóc và mùa vụ.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất giống cam sành tại huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 30 - 32)