Tình hình tiêu thụ sản phẩm cây có múi ở huyện Quang Bình, tỉnh

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất giống cam sành tại huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 27 - 28)

Hà Giang

Quang Bình là một huyện của tỉnh Hà Giang, vốn là một điạ phƣơng nổi tiếng với cam sành. Sản phẩm lƣu thông trên thị trƣờng do các thƣơng buôn có qui mô vừa và nhỏ liên kết giữa ngƣời sản xuất và tiêu dùng. Cam quýt đƣợc tiêu thụ phần lớn dƣới dạng quả tƣơi, một phần dùng cho chế biến (nƣớc cam tƣơi, cam vắt…). Thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu là trong nƣớc tại các thành phố lớn nhƣ: Hà Nội và các thành phố khác.

Theo thống kê của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang có tới trên 93% sản lƣợng cây ăn quả có múi của tỉnh đƣợc tiêu thụ ở dạng quả tƣơi, còn lại sử dụng cho chế biến nƣớc quả. Giá bán cam sành và một số loại cam quýt khác là loại đặc sản của Hà Giang, đã đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng. Cam sành chín muộn, bán vào dịp tết nguyên đán nên rất đƣợc giá. Tuy nhiên cam sành giá cả luôn biến động bởi chất lƣợng không đồng đều bên cạnh đó còn chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ sản phẩm cùng loại trong và ngoài nƣớc ngay trong thị trƣờng nội địa, đặc biệt là các loại quả cam quýt Trung Quốc, Thái Lan. Điều này đòi hỏi nhà nƣớc, các nhà kinh doanh, nhà sản xuất, nhà khoa học phải nỗ lực hợp tác cho một giải pháp hợp lý mang tính bền vững. Để ngƣời nông dân yên tâm sản xuất tránh trƣờng hợp đƣợc mùa thì lo rớt giá nhƣ một số loại quả trên thị trƣờng hiện nay.

Kết luận chung: Quang Bình là một huyện miền núi có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tƣơng đối thuận lợi cho sự phát triển cây ăn quả đặc biệt là nhóm cây có múi. Trong tập đoàn cây ăn quả ở Quang Bình nhóm cây có múi là chủ đạo mà đứng đầu là cam sành. Quang Bình đang có kế hoạch mở rộng diện tích trồng cam trong thời gian tới.

Qua các năm diện tích cam không ngừng tăng, song năng suất không tăng mà có chiều hƣớng mất ổn định, tuổi thọ cây giống thấp. Có nhiều

Bùi Thị Duyên 28 Lớp K34D Sinh - KTNN

nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng trên, nhƣng theo chúng tôi có các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Việc chăm sóc, quản lý vƣờn của các nông hộ trồng cam chƣa cao, hầu hết là lối canh tác quản canh. Việc sử dụng các loại phân bón nhằm bổ sung dinh dƣỡng cho cây còn ở mức thấp, các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhƣ làm cỏ, cắt tỉa tạo tán, sử dụng phân bón lá có rất ít hộ làm. Hầu hết các vƣờn trồng chƣa có hệ thống tƣới cho cây. Thực trạnh trên đã dẫn đến sự suy kiệt về dinh dƣỡng trong đất trồng cũng nhƣ sự phát triển mất cân đối của cam.

- Ngoài nguyên nhân kể trên thì sâu, bệnh cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản của hiện tƣợng năng suất, tuổi thọ của cây cam trồng ở Quang Bình không ổn định.

Để nâng cao năng suất của cam sành nói riêng và cây có múi nói chung cần tiến hành đồng thời nhiều biện pháp kỹ thuật nhằm khắc phục các nguyên nhân trên. Trong phạm vi của đề tài chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng sinh trƣởng phát triển của cam sành.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất giống cam sành tại huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 27 - 28)