cảnh rừng Kim Giao, VQG Cát Bà
Số lượng loài ở các sinh cảnh tại rừng Kim Giao VQG Cát Bà có sự
khác nhau, và trong từng sinh cảnh theo các tầng đất khác nhau cũng có sự
chênh lệch. Cụ thể:
- Tại sinh cảnh rừng Kim Giao ởđai cao 100m có 10 loài, tuy nhiên số
loài phân bố ở tầng đất từ 0 – 10cm nhiều hơn với 6 loài, ở tầng đất 11–20cm là 4 loàị Không có loài nào chung cho cả 2 tầng đất.
- Tại sinh cảnh rừng Kim Giao ở đai cao 300m có 29 loàị Trong đó, ở
tầng đất từ 0 – 10cm có 20 loài, tầng đất từ 11 – 20cm là 6 loài, thảm lá là 18 loàị Trong số đó có 4 loài có mặt ở cả 3 tầng Hoplophorella cuneiseta Mahunka, 1988; Oppiela nova (Oudemans, 1902); Setoxylobates foveolatus Balogh et Mahunka, 1967; Pergalumna capilaris Aoki, 1961; có 6 loài có mặt
ở 2 tầng Pergalumna granulatus Balogh et Mahunka, 1967; Galumna obvia (Berlese, 1915); Galumna lanceata Oudemans, 1900; Punctoribates hexagonus Berlese, 1908; Fuscozetes fuscipes (C. L. Koch, 1844); Javacarus kuehnelti
- Tại sinh cảnh rừng Kim Giao ở đai cao 500m có 41 loàị Trong đó ở
tầng đất từ 0 – 10cm có 17 loài, tầng đất từ 11 – 20cm có 11 loài, thảm lá là 24 loàị Trong số đó có 1 loài xuất hiện ở cả 3 tầng là Setoxylobates foveolatus Balogh et Mahunka, 1967; có 9 loài xuất hiện ở 2 tầng Furcoppia parva Balogh et Mahunka, 1967; Oppiela nova (Oudemans, 1902); Lasiobelba remota Aoki, 1959; Suctobelbella multituberculata (Balogh et Mahunka, 1967); Liebstadia humerata Sellnick, 1928; Magnobates flagellifer Hammer, 1967; Peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka, 1967; Rostrozetes trimorphus Balogh et Mahunka, 1979; Ceratozetes gracilis
(Michael, 1884).
Như vậy, ở các độ sâu tầng đất khác nhau, sự chênh lệch giữa các điều kiện sống khác nhau làm cho sự biến động số lượng, thành phần loài khác nhaụ