2.1.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Mục đích: Xây dựng khung lý luận làm cơ sở nghiên cứu đề tài. Nội dung:
- Khái quát, hệ thống những vấn đề lý luận về KKTL trong giải quyết THSP, làm sáng tỏ các khái niệm công cụ trong việc nghiên cứu thực trạng KKTL trong việc giải quyết THSP của SV.
- Phân tích, tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu trước, từ đó chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
- Xác lập cơ sở lý luận cho việc lựa chọn và thiết lập công cụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Cách tiến hành:
Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu, như: tình huống,tình huống sư phạm, khó khăn tâm lý, khó khăn tâm lý trong việc giải quyết tình huống sư phạm,… phục vụ cho việc nghiên cứu nhằm làm rõ các vấn đề lý luận của vấn đề cần nghiên cứu.
2.1.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Đánh giá thực trạng khăn tâm lý trong việc giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên Đại học An Giang.
Nội dung: khó khăn tâm lý trong việc giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên Đại học An Giang.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Dựa trên những biểu hiện của thực trạng những KKTL trong việc giải quyết THSP của SV trường Đại học An Giang, cơ sở lý luận của đề tài, người nghiên cứu đưa ra bảng thăm dò mở nhằm trưng cầu ý kiến của khách thể về KKTL
trong việc giải quyết THSP của SV trường Đại học An Giang. Nội dung phiếu là những câu hỏi nhằm trưng cầu ý kiến của 50 SV khoa sư phạm trường Đại học An Giang, sau đó phân tích và tổng hợp ý kiến ở các câu hỏi mở. [Phụ lục 1]
- Bước 2: Trên cơ sở kết quả của phiếu điều tra bằng câu hỏi mở kết hợp với những vấn đề lý luận về KKTL trong việc giải quyết THSP, chúng tôi xây dựng phiếu thăm dò ý kiến, nội dung nhằm khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý trong việc giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên Đại học An Giang.
Hệ thống câu hỏi trong phiếu thăm dò ý kiến gồm 2 phần: [Phụ lục 2]
Phần I: phần thông tin cá nhân của người trả lời: giới tính, bậc học, năm học của khách thể nghiên cứu.
Phần II: nội dung chính của phiếu thăm dò ý kiến, gồm 5 câu hỏi.
Câu 1: khảo sát về mức độ biểu hiện những khó khăn tâm lý trong việc giải quyết THSP của SV trường Đại học An Giang ở các mặt nhận thức, thái độ và hành vi của SV, với 5 mức độ lựa chọn: rất thường xuyên (5 điểm), thường xuyên (4 điểm), thỉnh thoảng (3 điểm), hiếm khi (2 điểm), không bao giờ (1 điểm).
- Từ KKTL 1 đến KKTL 7: là những KKTL biểu hiện ở mặt nhận thức. - Từ KKTL 8 đến KKTL 14: là những KKTL biểu hiện ở mặt thái độ. - Từ KKTL 15 đến KKTL 21: là những KKTL biểu hiện ở mặt hành vi. Thang đánh giá:
- Từ 1 điểm đến 1,5 điểm: không bao giờ gặp các khó khăn tâm lý. - Từ 1,51 điểm đến 2,5 điểm: hiếm khi gặp các khó khăn tâm lý. - Từ 2,51 điểm đến 3,5 điểm: thỉnh thoảng gặp các khó khăn tâm lý. - Từ 3,51 điểm đến 4,5 điểm: thường xuyên gặp các khó khăn tâm lý. - Từ 4,51 điểm đến 5 điểm: rất thường xuyên gặp các khó khăn tâm lý.
Câu 2: khảo sát về mức độ ảnh hưởng của những KKTL trong việc giải quyết THSP của SV trường Đại học An Giang, với 5 mức độ lựa chọn: rất nhiều (5 điểm), nhiều (4 điểm), bình thường (3 điểm), ít (2 điểm), rất ít (1 điểm).
Thang đánh giá:
- Từ 1,51 điểm đến 2,5 điểm: mức độ ảnh hưởng ít.
- Từ 2,51 điểm đến 3,5 điểm: mức độ ảnh hưởng bình thường. - Từ 3,51 điểm đến 4,5 điểm: mức độ ảnh hưởng nhiều.
- Từ 4,51 điểm đến 5 điểm: mức độ ảnh hưởng rất nhiều.
Câu 3: khảo sát những nguyên nhân gây nên những KKTL trong việc giải quyết THSP của SV trường Đại học An Giang, với 5 mức độ lựa chọn: rất đồng ý (5 điểm), đồng ý (4 điểm), phân vân (3 điểm), không đồng ý (2 điểm), hoàn toàn không đồng ý (1 điểm).
- Từ nguyên nhân thứ 1 đến nguyên nhân thức 12: những nguyên nhân chủ quan.
- Từ nguyên nhân thứ 13 đến nguyên nhân thức 21: những nguyên nhân khách quan.
Thang đánh giá:
- Từ 1 điểm đến 1,5 điểm: SV hoàn toàn không đồng ý nguyên nhân gây nên KKTL.
- Từ 1,51 điểm đến 2,5 điểm: SV không đồng ý nguyên nhân gây nên KKTL. - Từ 2,51 điểm đến 3,5 điểm: SV không biết nguyên nhân có gây nên KKTL hay không.
- Từ 3,51 điểm đến 4,5 điểm: SV đồng ý nguyên nhân gây nên KKTL.
- Từ 4,51 điểm đến 5 điểm: SV hoàn toàn đồng ý nguyên nhân gây nên KKTL.
Câu 4: gồm 5 tình huống sư phạm giả định diễn ra trong dạy học, mỗi tình huống gồm 3 cách xử lý khác nhau, giải quyết theo phương án tối ưu nhất sẽ được 3 điểm, phương án tối ưu thứ 2 được 2 điểm, phương án tối ưu thứ 3 được 1 điểm. Ở câu hỏi này, chúng tôi chia thành hai cột, cột thứ nhất là 5 tình huống và cách xử lý, cột thứ hai là danh sách 21 KKTL [Phụ lục 2, câu hỏi 4]. Mỗi tình huống sau khi giải quyết xong, yêu cầu SV ghi nhận lại những KKTL nào bản thân SV gặp khi giải quyết các tình huống trên.
Thang đánh giá:
a) Kết quả xử lý THSP giả định:
- Từ 1 điểm đến 1,5 điểm: SV xử lý THSP ở mức yếu.
- Từ 1,51 điểm đến 2,5 điểm: SV xử lý THSP ở mức trung bình. - Từ 2,51 điểm đến 3,0 điểm: SV xử lý THSP ở mức tốt.
b) Tính tần số và phần trăm các KKTL sinh viên gặp phải khi giải quyết các THSP giả định.
Câu 5: đề xuất một số biện pháp có thể khắc phục những KKTL trong việc giải quyết THSP của SV trường Đại học An Giang, với 5 mức độ lựa chọn: rất cần thiết (5 điểm), cần thiết (4 điểm), có cũng được không cũng được (3 điểm), không cần thiết (2 điểm), hoàn toàn không cần thiết (1 điểm).
- Các biện pháp đối với nhà trường: 8 biện pháp. - Các biện pháp đối với giảng viên: 5 biện pháp. - Các biện pháp đối với sinh viên: 10 biện pháp. Thang đánh giá:
- Từ 1 điểm đến 1,5 điểm: biện pháp để khắc phục KKTL hoàn toàn không cần thiết.
- Từ 1,51 điểm đến 2,5 điểm: biện pháp để khắc phục KKTL không cần thiết. - Từ 2,51 điểm đến 3,5 điểm: biện pháp để khắc phục KKTL có cũng được, không cũng được.
- Từ 3,51 điểm đến 4,5 điểm: biện pháp để khắc phục KKTL cần thiết. - Từ 4,51 điểm đến 5 điểm: biện pháp để khắc phục KKTL rất cần thiết.
2.1.3.3. Phương pháp phỏng vấn
+ Mục đích: Nhằm thu thập thêm thông tin, giải thích và đánh giá về mức độ biểu hiện những khó khăn tâm lý trong việc giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên Đại học An Giang và nguyên nhân của thực trạng.
+ Khách thể nghiên cứu: 05 sinh viên và 05 giảng viên giảng dạy, giáo viên hướng dẫn thực tập khách thể nghiên cứu.
đang dạy tại các lớp được chọn làm khách thể nghiên cứu.
2.1.3.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 13.0 for window để tính:
- Tỷ lệ phần trăm, thống kê tần số. - Điểm trung bình, xếp thứ hạng. - Kiểm nghiệm T-test.
Mức ý nghĩa thống kê: khoảng tin cậy 95%, α =0,05