chia THSP thành 2 loại:
+ THSP đòi hỏi sinh viên giải quyết những vấn đề lý luận như: chứng minh, phân tích những luận điểm, quan điểm lớn của những người nổi tiếng, của các nhà khoa học; THSP mà trong đó có quan điểm về lý luận trái ngược nhau, yêu cầu sinh viên phải nghiên cứu và giải thích.
+ THSP đòi hỏi sinh viên giải quyết các hiện tượng giáo dục trong thực tiễn sư phạm, gồm:
● THSP đòi hỏi sinh viên phải phân tích nguyên nhân một hiện tượng diễn ra trong thực tiễn giáo dục và đề ra các biện pháp giáo dục thích hợp.
● THSP đòi hỏi sinh viên phải phân tích các phương án giải quyết và lựa chọn cách giải quyết thích hợp.
● THSP đòi hỏi sinh viên so sánh các hiện tượng giáo dục trong thực tiễn, họ phải giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong thực tiễn giáo dục.
● THSP đòi hỏi sinh viên phải có những biện pháp nhất định để giải quyết nhiệm vụ giáo dục đặt ra.
THSP nảy sinh trong các mối quan hệ giáo dục của thực tiễn giáo dục, đòi hỏi sinh viên phải giải quyết thỏa đáng theo các chuẩn mực giáo dục thì mới mang lại hiệu quả cao.
1.3. Một số vấn đề lý luận về khó khăn tâm lý trong việc giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên sư phạm của sinh viên
1.3.1. Quan niệm về khó khăn tâm lý trong việc giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên của sinh viên
Nhiều tác giả đã đưa ra những quan niệm khác nhau về KKTL trong quá trình giải quyết THSP của SV:
- Theo tác giả Nguyễn Như An: KKTL trong quá trình giải quyết THSP trước tiên là những khó khăn về mặt nhận thức, vốn hiểu biết và kinh nghiệm về
hoạt động sư phạm cũng như nắm cách thức giải quyết THSP còn chưa vững chắc, tạo ra sự thiếu hụt về mặt hiểu biết trong quá trình giải quyết THSP của SV. Trong đó khó khăn lớn nhất là khả năng tư duy linh hoạt nhạy bén, khả năng ứng phó chưa khéo léo, chưa kịp thời làm cho quá trình giải quyết THSP của SV bị bế tắc, kém linh hoạt,... [1]
- Tác giả Lã Văn Mến cho rằng: KKTL trong việc giải quyết THSP là tổ hợp các thuộc tính, các trạng thái tâm lý, các đặc điểm nhân cách làm cho SV không phát huy được năng lực của mình trong quá trình giải quyết các THSP nảy sinh. Tác giả Lã Văn Mến cũng cho rằng KKTL nảy sinh là do sự không phù hợp các đặc điểm nhân cách và trạng thái tâm lí của SV (với tư cách là giáo viên) với học sinh, làm quá trình giải quyết các THSP mâu thuẫn, xung đột, vướng mắc và làm giảm hiệu quả quá trình giải quyết THSP của SV. [ 24]
- Tác giả Đoàn Thị Tỵ quan niệm: KKTL trong việc giải quyết THSP là những thiếu hụt, những cản trở, những vướng mắc về mặt tâm lý của chủ thể trong quá trình giải quyết THSP, làm cho chủ thể (SV với tư cách là giáo viên tương lai) khó làm chủ hành vi ứng xử của mình, vì vậy việc giải quyết THSP chưa đạt được kết quả mong muốn hoặc có thể mắc phải những sai lầm nhất định trong quá trình giải quyết chúng. [ 30, tr44]
Từ quan niệm của các tác giả, chúng ta thấy rằng: bất cứ SV nào cũng có thể gặp phải những KKTL trong việc giải quyết THSP nhưng mức độ không giống nhau. KKTL là một trong những nguyên nhân chính làm cho quá trình giải quyết THSP kém hiệu quả. Nếu SV vượt qua được những cản trở, những vướng mắc về tâm lý thì SV có thể giải quyết tốt các THSP.
Khi nói đến KKTL trong việc giải quyết THSP của SV cần lưu ý: [30, tr42- 43]
- Các KKTL trong việc giải quyết THSP của SV xảy ra rất đa dạng. Mỗi cá nhân tham gia giải quyết THSP có những đặc điểm tâm lý, những cách riêng, vì vậy KKTL xuất hiện ở mỗi người khác nhau.