1.3.1. Khái niệm
Tương tự như HĐBHCN và HĐBHTS, HĐBHTNDS cũng không có một khái niệm chính xác. Về bản chất thì HĐBHTNDS cũng giống như HĐBH nói chung, nhưng đối tượng bị thu hẹp hơn, cụ thể đó là trách nhiệm dân sự. Theo đó:
“HĐBHTNDS là hợp đồng về bảo hiểm trách nhiệm dân sự hay chính là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) với bên tham gia bảo hiểm(tổ chức, cá nhân), theo đó doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba hay cho bên đươc bảo hiểm nếu sự
kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, còn bên tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm”.
1.3.2. Đặc điểm28
1.3.2.1. Đối tượng của HĐBHTNDS là trách nhiệm về bồi thường thiệt hại.
Đối tượng trong HĐBHTNDS là trách nhiệm về bồi thường thiệt hại, là loại bảo hiểm không thể xác định được giá trị đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Điều 52 của LKDBH quy định: “ Đối tượng của HĐBHTNDS là trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm đối với bên thứ ba theo quy định của pháp luật.”
Khác với HĐBHTS có đối tượng là tài sản cụ thể, HĐBHCN là bảo hiểm đối với một người cụ thể, đối tượng của HĐBHTNDS là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người tham gia bảo hiểm đối với bên thứ ba, đó là thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai, trong phạm vi, giới hạn bảo hiểm và thuộc trách nhiệm bồi thường của bên tham gia bảo hiểm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại mang tính trừu tượng chúng ta không nhìn thấy, không cảm nhận được bằng giác quan và thực tế chúng không tồn tại hiện hữu trong không gian tại thời điểm giao kết hợp đồng. Chỉ khi nào người tham gia bảo hiểm gây thiệt haijcho người khác và phải bồi thường thì mới xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại là bao nhiêu. Thường đối với các hợp đồng bảo hiểm tài sản ta có thể xác định được mức tổn thất tối đa của tài sản khi giao kết hợp đồng, còn với các HĐBHTNDS thì không thể xác định đươc trách nhiệm bồi thường thiệt hại tối đa là bao nhiêu. Mức trách nhiệm bồi thường đươc xác định theo thỏa thuận của các bên và các quy định của pháp luật, trên cơ sở mức độ lỗi của người gây thiệt hại và thiệt hại thực tế của người thứ ba.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có các điều kiện sau:
Có hành vi gây thiệt hại của người tham gia bảo hiểm đối với người thứ ba.
Có lỗi của người gây thiệt hại
Có thiệt hại thực tế đối với bên thứ ba
28 Tham khảo tại địa chỉ: http://luanvan.net.vn/luan-van/luan-van-hop-dong-bao-hiem-
Thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi gây thiệt hại và ngược lại hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
1.3.2.2. Lỗi của người tham gia bảo hiểm trong HĐBHTNDS khi thực hiện hành vi gây thiệt hại là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường.
Tại khoản 1, điều 584 của BLDS 2015 quy định: “ Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Theo đó, nếu không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì người vi phạm phải bồi thường khi có lỗi. Lỗi là thái độ tâm lí của người có hành vi gây thiệt hại phản ánh nhận thực của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Yếu tố lỗi chưa được quy định trong pháp luật dân sự. Trên thực tế, lỗi trong trách nhiệm dân sự là lỗi suy đoán, nên người gây thiệt hại bị suy đoán là có lỗi khi thực hiện hành vi gây thiệt hại, trừ trường hợp họ chứng minh được thiệt hại xảy ra trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hạị.
Lỗi của người tham gia bảo hiểm khi thực hiện hành vi gây thiệt hại không chỉ là căn cứ để xác định doanh nghiệp bảo hiểm có phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm không,, mà còn là cơ sở để xác định người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ, một phần hoặc liên đới bồi thường, từ đó doanh nghiệp bảo hiểm xác định trách nhiệm bồi thường của mình.
1.3.2.3. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm khi có yêu cầu bồi thường của người thứ ba.
Tại điều 53 của LKDBH quy định:
“1. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu cầu người tham gia bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm.
2. Người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường khi người tham gia bảo hiểm nhận được yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của
người thứ ba. Nếu đã phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng người thứ ba không đòi người tham gia bảo hiểm phải bồi thường, thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng không phải chịu trách nhiệm đối với người tham gia bảo hiểm.
Đối tượng của HĐBHTNDS là trách nhiệm bồi thường thay cho người tham gia bảo hiểm khi trách nhiệm dân sự của họ phát sinh hay chính là trách nhiệm bồi thường khi người tham gia bảo hiểm gây thiệt hại cho người thứ ba và người thứ ba đòi bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại có thể là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hoặc cũng có thể là bồi thường thiệt hại theo hợp đồng. Đối với việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì người thứ ba có thể là bất kì tổ chức hoặc cá nhân nào bị thiệt hại, còn bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì người thứ ba được xác định cụ thể là người có một quan hệ hợp đồng đối với người tham gia bảo hiểm và bị thiệt hại từ hợp đồng đó do hành vi của người tham gia bảo hiểm gây ra. Hợp đồng bảo hiểm chỉ tồn tại giữa người tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nghĩa là, nếu pháp luật không có quy định khác thì người thứ ba chỉ có quyền đòi bồi thường đối với người tham gia bảo hiểm, trên cơ sở đó doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường cho người tham gia bảo hiểm và trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba thuộc về người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm có thể thỏa thuận về việc doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường trực tiếp cho người thứ ba bị thiệt hại.
1.3.2.4. HĐBHTNDS có thể giới hạn trách nhiệm bảo hiểm hoặc không giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.
Để đảm bảo lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm đồng thời nâng cao ý thức của người tham gia bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm thường đưa ra các giới hạn trách nhiệm xác định mức bồi thường tối đa của doanh nghiệp bảo hiểm đối với những HĐBHTNDS cụ thể.
Khi gây thiệt hại, mức trách nhiệm bồi thường của người tham gia bảo hiểm có thể là rất lớn, song mức trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ trong phạm vi số tiền bảo hiểm mà các bên đã thỏa thuận. Trong HĐBHTS, trách nhiệm bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá trị của tài sản là đối tượng của HĐBH, HĐBHCN thì
điều khoản số tiền bảo hiểm luôn được xác định cụ thể trong hợp đồng, trong BHTNDS có một số nghiệp vụ bảo hiểm không xác định số tiền bảo hiểm mà trách nhiệm dân sự phát sinh bao nhiêu thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường bấy nhiêu. Điều này không mâu thuẫn với quy định số tiền bảo hiểm là một trong những nội dung chủ yếu của HĐBH( điểm c, khoản 1, điều 13 của LKDBH). Trường hợp này, số tiền bảo hiểm được hiểu là toàn bộ thiệt hại xảy ra. Điều khoản số tiền bảo hiểm được đặt ra nhằm mục đích giới hạn phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, để đảm bảo kinh doanh có lãi thì doanh nghiệp bảo hiểm phải tính toán để giới hạn phạm vi trách nhiệm của mình trong HĐBHTNDS cụ thể.
Đối với một số trường hợp ngoại lệ, khi doanh nghiệp bảo hiểm ký hợp đồng đối với người tham gia bảo hiểm trong hiwpj đồng không xác định số tiền bảo hiểm cụ thể, thì khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ bảo hiểm đối với toàn bộ thiệt hại.
Ví dụ: Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I insurance, viết tắt của Protection and Idemnity insurance) trách nhiệm dân sự phát sinh bao nhiêu thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường bấy nhiêu. P&I insurance rất phong phú, nó bảo hiểm các trách nhiệm của chủ tàu trong quá trình tàu hoạt động từ việc hồi hương thuyền viên bị ốm, tàu bị bắt giữ bởi chủ hàng do không giải quyết được khiếu nại của chủ hàng cho đến việc di chuyển xác tàu nếu tàu bị chìm nằm trong luồng lưu thông tại một địa phương nào đó… Tàu nào không tham gia P&I insurance thì không có cảng nào dám cho cập bến vì nếu tàu va đập làm hư hỏng cầu cảng hoặc làm ô nhiễm dầu hay tàu đắm tại cảng thì sẽ không có gì để đảm bảo việc bồi thường thiệt hại…
1.3.3. Phân loại
1.3.3.1. Căn cứ vào tính ý chí của chủ thể tham gia HĐBHTNDS thì chia thành 2 loại:
+ HĐBHTNDS bắt buộc
+ HĐBHTNDS tự nguyện
1.3.3.2. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh trách nhiệm, BHTNDS chia thành 2 loại:
+ BHTNDS phát sinh ngoài hợp đồng
1.3.3.3. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm cụ thể, HĐBHTNDS chia thành các loại sau:
+ BHTNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới
+ BHTNDS của chủ tàu
+ BHTNDS nghề nghiệp
+ BHTNDS của người vận chuyển hành không đối với hành khác
1.3.4. Ý nghĩa
HĐBHTNDS ra đời đóng vai trò chia sẻ gánh nặng rủi ro về tài chính cho người có hành vi gây thiệt hại, khắc phục kịp thời thiệt hại về vật chất của bên thứ ba bị thiệt hại, góp phần bình ổn đời sống vật chất của các chủ thể trong xã hội.
1.3.5. Bảng so sánh tổng quan HĐBHCN, HĐBHTS và HĐBHTNDS Tiêu
chí
Hợp đồng bảo hiểm con người
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Hợp đồng bảo hiểm tài sản
Đối tượng
Tính mạng, tuổi thọ con người, sức khỏe và tai nạn con người.
Là trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba bị thiệt hại Là tài sản, bao gồm: Vật có thực, tiền, giấy tờ có giá… Số tiền bảo hiểm
Được quy định theo thỏa thuận trong hợp đồng
Được quy định theo thỏa thuận trong hợp đồng
Là số tiền mà bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản được bảo hiểm nhưng không vượt quá giá trị thực tế của tài sản đó
Thời hạn
Ngắn, trung hoặc dài hạn 01 năm 01 năm
Nguyên tắc
Không được áp dụng nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm con người (trừ bảo hiểm chi phí y tế)
Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi người thứ ba yêu cầu người tham gia bảo hiểm bồi thường.
Áp dụng nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm tài sản
Hình thức
Chủ yêu bằng tiền Chủ yếu bằng tiền Có nhiều hình thức, bao
bồi thường
sản, thay thế tài sản bị tổn thất bằng tài sản khác hoặc chi trả bằng tiền mặt.
Bảo hiểm là một lĩnh vực tài chính rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Không chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro; bảo hiểm ngày nay đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua đã cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của ngành bảo hiểm và nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.
Hi vọng với những gì đã nghiên cứu và phân tích trong đề tài này sẽ mang lại cái nhìn tổng thể nhất về hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật bảo hiểm Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
1. Văn bản hợp nhất luật kinh doanh bảo hiểm, văn bản số 12/VBHN-VPQH 2. Bộ luật dân sự 2015
3. Luật đất đai 2013
4. Luật nhà ở 2014
5. Phạm Văn Tuyết, 2007, Bảo hiểm và Kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam, NXB Tư pháp.
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4
STT HỌ VÀ TÊN MSSV