Các yêu cầu lựa chọn tuyến

Một phần của tài liệu Mạng quang chuyển mạch tự động ASON (Trang 35 - 40)

• Lựa chọn tuyến cho kết quả là các tuyến không có vòng lặp.

• Lựa chọn tuyến hỗ trợ ít nhất một mô hình định tuyến phân cấp, nguồn, từng bước.

2.2.3 Các bản tin định tuyến

Về mặt chức năng, các bản tin định tuyến ASON có thể được tách biệt thành các bản tin gắn liền với việc duy trì các chức năng định tuyến như duy trì liền kề, và các bản tin mang thông tin định tuyến mạng.

Các bản tin duy trì được trao đổi giữa các bộ điều khiển giao thức PC có mối quan hệ liền kề về mặt logic được thiết lập giữa chúng, cũng qua cấu hình thủ công hoặc thiết lập động. Mục đích của việc trao đổi bản tin thông thường là để giữa các PC giữ mối quan hệ liền kề.

Các bản tin thông tin định tuyến được trao đổi giữa 2 bộ điều khiển định tuyến RC liền kề và được sử dụng bởi các thuật toán lựa chọn tuyến để tính toán và định tuyến các yêu cầu kết nối qua mạng. Phạm vi việc trao đổi thông tin định tuyến thông thường bị giới hạn bởi vùng định tuyến của nó.

Hình 2-17 chỉ ra các bản tin thông tin định tuyến và các sự kiện trôi giữa các thành phần RC peer. Nó cũng thể hiện các sự kiện được tạo trên việc nhận các bản tin giao thức bởi các bộ điều khiển giao thức.

RC RC

PC PC

Các bản tin RI Các sự kiện RAdj

Các sự kiện RAdj

Hình 2-17 Các bản tin định tuyến và các sự kiện a) Duy trì liền kề định tuyến

Liền kề định tuyến coi như mối quan hệ logic giữa 2 bộ điều khiển định tuyến và trạng thái của liền kề được duy trì bởi các bộ điều khiển giao thức sau khi mối quan hệ liền kề được thiết lập. Khi liền kề thay đổi trạng thái của nó, các sự kiện thích hợp được gửi tới bộ điều khiển định tuyến bởi các bộ điều khiển giao thức. Các sự kiện được sử dụng bởi bộ điều khiển định tuyến để điều khiển truyền dẫn thông tin định tuyến giữa các bộ điều khiển định tuyến liền kề.

Bộ các sự kiện duy trì liền kề định tuyến sau được định nghĩa:

• RAdj_CREATE: biểu thị một liền kề mới được khởi tạo.

• RAdj_DELETE: biểu thị một liền kề đã bị xóa.

• RAdj_UP: biểu thị một liền kề song hướng được thiết lập

• RAdj_DOWN: biểu thị một liền kề song hướng bị mất.

b) Các bản tin thông tin định tuyến

Các bản tin thông tin định tuyến là thể hiện trừu tượng của thông tin liên quan định tuyến mạng như các thuộc tính node và liên kết. Không có thông tin định tuyến nào được đi qua UNI. Thông tin định tuyến trôi qua các điểm tham chiếu NNI là chủ thể cho chính sách bắt buộc tại các NNI riêng lẻ. Thông tin định tuyến trao đổi giữa các RDC trên điểm tham chiếu đóng gói các ngữ nghĩa chung của thông tin RCD riêng trong khi cho phép thể hiện khác nhau trong mỗi RCD.

Mỗi RC nhận và tạo các bản tin thông tin định tuyến đối với các tài nguyên mạng dưới sự điều khiển trực tiếp của nó và truyền thông tin được tạo tới các bộ điều khiển định tuyến liền kề. Quá trình trao đổi bản tin định tuyến này sẽ tiếp tục cho tới khi tất cả các RDB của các RC trở nên ổn định.

Kiểu thông tin được truyền phụ thuộc vào cơ chế phát tán thông tin định tuyến sử dụng bởi giao thức định tuyến. Thông tin nằm trong bản tin định tuyến thay đổi với gioa thức định tuyến được sử dụng (ví dụ, trạng thái liên kết, vector khoảng cách hay tuyến vector).

Bộ các bản tin định tuyến chung sau có thể áp dụng độc lập với kiểu các giao thức định tuyến:

• RI_RDB_SYNC: Các bản tin này giúp đồng bộ toàn bộ cơ sở dữ liệu thông

tin định tuyến giữa 2 bộ điều khiển định tuyến liền kề. Điều này được thực hiện tại nơi khởi tạo và có thể cũng được làm một cách đều đặn.

• RI_ADD: Một lần thì một tài nguyên mạng mới được thêm vào, thông tin

định tuyến liên quan tới tài nguyên này được quảng bá sử dụng bản tin này để được thêm vào RDB.

• RI_DELETE: Một tài nguyên mạng hiện tại bị xóa, thông tin định tuyến liên quan tới tài nguyên đó được rút khỏi RDB.

• RI_UPDATE: Một thông tin định tuyến của một tài nguyên mạng hiện tại bị

thay đổi, thông tin định tuyến mới liên quan tới tài nguyên đó được quảng bá lại để cập nhật RDB

• RI_QUERY: Khi cần thiết, một RC có thể gửi một bản tin truy vấn tuyến tới hàng xóm liền kề định tuyến về thông tin định tuyến liên quan tới một tuyến xác định nào đó.

2.2.4 Lựa chọn tuyến

Lựa chọn tuyến ASON là một chức năng trả lại một tuyến mà một bộ điều khiển kết nối có thể sử dụng như một tham số khi báo hiệu một kết nối.

Lựa chọn tuyến có thể được thực hiện off-line (việc lên kế hoạch định tuyến do mặt phẳng quản lý) hoặc on-line trong thời gian thực (mặt phẳng điều khiển). Sự lựa chọn phụ thuộc vào độ phức tạp tính toán, độ khả dụng thông tin cấu hình, và hoàn cảnh mạng cụ thể. Cả lựa chọn tuyến on-line và off-line đều có thể được cung cấp. Ví dụ, các nhà điều hành có thể sử dụng tính toán on-line để điều khiển một bộ nhỏ các quyết định lựa chọn tuyến và sử dụng tính toán off-line để tín toán đối với kỹ thuật lưu lượng phức tạp và các vấn đề liên quan tới chính sách như yêu cầu lập kế hoạch, lập lịch dịch vụ, mô hình giá và tối ưu hóa toàn cầu.

2.2.4.1 Các đầu vào cho việc lựa chọn tuyến

Các đầu vào cho việc lựa chọn tuyến thay đổi phụ thuộc vào mô hình định tuyến được sử dụng. Lựa chọn tuyến ASON có thể hỗ trợ một số các thủ tục có một số các ràng buộc như đầu vào cho yêu cầu lựa chọn tuyến. Ví dụ:

• tính đa dạng

• các đối tượng hiệu năng mạng

• các chính sách quản lý

a) Định tuyến từng bước

Đầu vào điển hình cho lựa chọn tuyến từng bước bao gồm các yếu tố sau: I0 Hoàn cảnh cấu hình

I1 Đích

I2 Node nguồn

I3 Một bộ (có thể rỗng) các ràng buộc định hướng làm gì khi nhiều đầu ra. Lựa chọn tuyến từng bước được gọi tại mỗi node để thu được liên kết tiếp theo trên một tuyến tới một đích. Khi một node nguồn áp dụng như đầu vào, nó hàm ý rằng lựa chọn tuyến có khả năng phân biệt dựa trên đôi nguồn/đích và không chỉ trên đích. Đó là, một địa chỉ nguồn nằm trong hoàn cảnh của việc tạo một quyết định hop tiếp theo.

Lựa chọn tuyến từng bước được gọi nhiều lần từ nhiều điểm khác nhau trong mạng, và mỗi lần các tham số đầu vào có thể giống nhau.

I0 thể hiện vị trí trong mạng nơi lựa chọn tuyến được gọi và là một phần quan trọng của trường hợp lựa chọn tuyến từng bước. Ví dụ, lựa chọn tuyến từng bước có thể được gọi nhiều lần với cùng giá trị I1, I2 và I3 nhưng trả lại các kết quả khác nhau nếu chức năng này được gọi từ các node khác nhau.

b) Định tuyến phân cấp và nguồn

Định tuyến nguồn và định tuyến phân cấp có các yêu cầu giống nhau trong lựa chọn tuyến. Khi xác định một tuyến phân cấp trên cá mạng con không tại "ngọn", kết quả giống nhau một tuyến nguồn với đuôi không đầy đủ.

Đầu vào lựa chọn tuyến nguồn điển hình bao gồm:

I0 Hoàn cảnh cấu hình

I4 Đích

I5 Nguồn, hoặc node mức cao hơn, hoặc SNP.

I6 Ràng buộc tính đa dạng - Các tuyến đầu ra phải thay đổi so với tuyến khác I7 Ràng buộc bao gồm - các liên kết, các mạng con, cần có trong tuyến đầu ra

I8 Các ràng buộc ngăn chặn - Liên kết, mạng con hoặc các thành phần

cần chặn từ bất kỳ tuyến đầu ra nào khác.

I9 Metric tối thiểu - nó xác định một metric liên kết mà chức năng lựa chọn tuyến nên tối thiểu cho các tuyến đầu ra

Trong trường hợp lựa chọn tuyến định tuyến nguồn thường là một node nguồn cho một tuyến. Nó cũng có thể là một node trung gian trên một tuyến được tính toán. Điển hình là tại biên của vùng định tuyến nơi chức năng lựa chọn tuyến cho vùng định tuyến này được gọi để biết chi tiết làm thế nào qua vùng định tuyến đó.

Lựa chọn tuyến định tuyến phân cấp bắt đầu tại đỉnh của hệ thống phân cấp và thu được một chuỗi các mạng con thông qua một tuyến có thể được tìm thấy giữa một node nguồn và một node đích xác định trước.

Các đầu vào I4 và I5 có thể xác định bất kỳ mức nào của mạng con, từ các kết cấu tới các mạng con mức cao hơn.

2.2.4.2 Các đầu ra của việc lựa chọn tuyến

Đầu ra của các thủ tục này cũng thay đổi phụ thuộc vào mô hình định tuyến. Lựa chọn tuyến cho định tuyến phân cấp và định tuyến nguồn là giống nhau ở các đầu ra của chúng là các dạng của một tuyến (các liên kết hay các node), trong khi định tuyến từng bước chỉ yêu cầu liên kết kế tiếp như đầu ra của nó. Trong trường hợp trước, có nhiều thay đổi tiềm tàng. Điều này dẫn tới 2 lớp board của đầu ra, đặc trưng trong thuật ngữ liên kết và tuyến. Các đầu ra ví dụ của sự phân lớp này bao gồm:

O1 Liên kết hop kế tiếp

O2 Tuyến đơn

O3 2 hay nhiều hơn 2 tuyến

KẾT LUẬN

Chương 2 đã tìm hiểu về báo hiệu và định tuyến trong ASON dựa trên 2 khuyến nghị G.7713/Y.1704 Quản lý kết nối và cuộc gọi phân tán và G.7715/Y.1706 Kiến trúc và các yêu cầu định tuyến cho mạng quang chuyển mạch tự động ASON của ITU-T. Đây là 2 khuyến nghị mở, không đưa ra các giao thức cụ thể cho mạng mà chỉ nêu ra các yêu cầu cho việc báo hiệu và định tuyến. Bởi ASON được xây dựng dựa trên sự kết hợp với hạ tầng mạng WDM truyền thống, do mạng WDM truyền thống là khác nhau tại mỗi quốc gia do đó việc xây dựng ASON tại mỗi quốc gia là khác nhau. Vì thế các khuyến nghị chỉ nêu ra các yêu cầu mà không đưa ra giao thức cụ thể nào.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP ASON CỦA HUAWEI

Như đã nói ở các chương trước các mạng WDM hiện nay đang bộc lộ một số các nhược điểm cố hữu rất khó khắc phục của nó và ở Việt Nam cũng không có ngoại lệ. Để nâng cao chất lượng mạng hiện thời, công ty Viễn thông liên tỉnh VTN đã triển khai lắp đặt và vận hành một số các thiết bị ASON của Huwei cho mạng đường trục Bắc Nam nhằm nâng cao khả năng bảo vệ cho phía mạng cũng như phía khách hàng. Hiện tại mạng đang hoạt động khá ổn định. Trong chương này sẽ tìm hiểu về những ưu việt của thiết bị này trong bảo vệ.

3.1 Giới thiệu về giải pháp ASON của Huawei và thiết bị OptiX OSN 6800

Một phần của tài liệu Mạng quang chuyển mạch tự động ASON (Trang 35 - 40)