Xuất công nghệ xử lý nước thải cho công ty

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG xử lý nước THẢI tại cơ sở sản XUẤT BÁNH kẹo EROPA (Trang 33 - 36)

Công nghệ tôi lựa chọn để xử lý nước thải cho công ty là áp dụng xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học. Trong đó bao gồm cả hai quá trình xử lý sinh học kỵ khí và xử lý sinh học hiếu khí. Trong cả hai bể yếm khí và hiếu khí lắp đặt vật liệu đệm vi sinh làm giá thể cho vi sinh vật bám dính.

Quy trình xử lý nước thải sau khi được hoàn thiện theo phương án đề xuất:

Hình 5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đề xuất cho CTCP bánh kẹo EROPA

(Nguồn: Công ty CP kỹ thuật môi trường Việt) Thuyết minh quy trình:

Nước thải thô đi qua song chắn rác vào bể tuyển nổi, gạt váng dầu. Song chắn rác loại bỏ các tạp chất nổi, lơ lửng có kích thước lớn, làm sạch nước thải, đảm bảo quá trình hoạt động của hệ thống xử lý phía sau. Khử các tạp vật trong quá trình sản xuất tránh sự cố trong quá trình vận hành như tắc đường bơm tắc đường ống.

Tại bể tuyển nổi các tạp chất phân tán không tan và khó lắng được loại khỏi nước, kết hợp với gạt váng để tách dầu mỡ. Bể tuyển nổi có lắp đặt hệ thống phân

Nước thải Bể tuyển nổi Song chắn rác Điều chỉnh pH Bể kỵ khí Bể lắng

Nước thoát ra ngoài Sục khí Bể hiếu khí Bể lọc Bể điều hòa Bể bùn hoạt tính NaOH Bơm định lượng Bùn hút định kỳ Nước trong 29

phối khí, tạo bọt tăng quá trình kết dính các hạt cặn. Nước sau khi qua ngăn tuyển nổi tách dầu sẽ chảy tràn qua ống PVC sang bể điều hòa.

Bể điều hòa điều hòa lưu lượng nước thải, đảm bảo cho hệ thống xử lý làm việc liên tục. Nâng cao hiệu suất của các quá trình ở cuối dây chuyền xử lý. Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm lên bể phản ứng điều chỉnh pH.

Ngăn điều chỉnh pH tự động điều chỉnh pH về giá trị thích hợp cho quá trình xử lý sinh học. Nước thải được bơm từ bể điều hòa lên ngăn phản ứng, tại đây hóa chất được trộn lẫn với hóa chất điều chỉnh môi trường (NaOH). pH của nước được điều chỉnh tự động bằng hệ chuẩn pH gồm đầu đo, bộ hiển thị và bơm định lượng hóa chất được nối tích hợp với bộ điều khiển. Nước thải sau khi điều chỉnh pH được đưa sang bể phản ứng sinh học yếm khí.

Tại bể yếm khí, các chất hữu cơ lơ lửng trong nước thải được các vi sinh vật có trong bùn hoạt tính sử dụng làm dinh dưỡng và phân hủy. Trong bể lắp đặt vật liệu đệm vi sinh làm giá thể cho vi sinh vật bám dính . Các vi sinh vật yếm khí và yếm khí tùy tiện phát triển và bám dính thành màng mỏng trên mặt. Lớp màng này không bị rửa trôi, thời gian lưu lại đó rất lớn, có thể đến 100 ngày [4]. Nước sau xử lý trong bể xử lý yếm khí dưới tác dụng của trọng lực chảy tràn qua máng thu sang bể xử lý sinh học hiếu khí.

Bể xứ lý sinh học hiếu khí có nhiệm vụ xử lý, loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan còn lại trong nước thải. Trong bể đặt vật liệu đệm vi sinh làm giá thể cho vi sinh vật bám dính. Các vi sinh vật hiếu khí và hiếu khí tùy tiện phát triển và bám dính thành màng mỏng trên mặt vật liệu. Nước thải được sục khí liên tục nhằm cung cấp oxi cho vi sinh vật hoạt động. Không khí được cung cấp từ hệ thống máy thổi khí. Lượng khí cấp sao cho lượng Oxi hòa tan trong nước luôn ở giá trị ≥ 2mg/l. Nước thải cùng với bùn hoạt tính lưu trong bể này một thời gian rồi được đưa sang bể lắng đợt 2.

Bể lắng đợt 2 được thiết kế với mục đích tách nhanh bùn hoạt tính ra khỏi nước. Tại bể lắng bùn hoạt tính được lắng xuống đáy dưới tác dụng của trọng lực. Bùn hoạt tính sau khi lắng xuống được hút chuyển sang bể chứa bùn.

Bùn hoạt tính được hút từ bể lắng đợt 2 được đưa vào bể chứa. tại bể lượng bùn sẽ đựơc nén lắng xuống đáy, theo nguyên tắc lắng trọng lực. Trong bể có một lượng vi sinh vật yếm khí hoạt động giúp phân hủy một lượng bùn cặn có trong bể, thể tích bùn cặn giảm đi. Lượng bùn còn lại ở bể phân hủy sẽ được hút và vận chuyển đến nơi quy định 2 ngày một lần. Nước chảy ra từ bể phân hủy bùn yếm khí sẽ đi theo đường ống quay về ngăn thu nước thải, xử lý lại.

Nước thải sau bể lắng đợt 2 được tự động chảy xuống bể lọc và ổn định nước sau xử lý và đưa ra ngoài.

3.5. Biện pháp giảm thiểu, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do xả thải

3.5.1. Biện pháp giảm thiểu, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn tiếp nhận nước thải do xả thải

a. Đối với nước thải sản xuất

- Định kỳ nạo vét, thông hút cặn tại các bể tự hoại 01 lần/năm. - Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, tu sửa cống thoát, hố ga.

- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét rác, bùn đất trong các đường thoát nước. - Cải tạo, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn.

- Lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải nhằm kiểm soát lưu lượng nước thải thải ra cống thoát nước. Vận hành hệ thống xử lý nước thải hàng ngày nhằm thực hiện nghiêm túc quá trình xử lý nước thải.

b. Đối với nước mưa

- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, tu sửa, nạo vét rác, bùn đất trong các đường thoát nước mưa.

- Xây dựng mái che, tường bao tại các khu vực bồn chứa nhiên liệu, các thùng chứa sơn, rác thải sinh hoạt, bãi chứa thùng phế liệu.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG xử lý nước THẢI tại cơ sở sản XUẤT BÁNH kẹo EROPA (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w