A. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM 4.1 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU THÍ NGHIỆM
4.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT XÁC ĐỊNH LỰC PHANH
Trong quá trình chuyển động, khi cần thiết phải giảm tốc độ, hoặc dừng hẳn ô tô người ta phải ngắt ly hợp và phanh.
Thực hiện phanh xe có thể có nhiều biện pháp. Đối với các loại ô tô thông thường, người ta thực hiện phanh ôtô bằng moment ma sát của cơ cấu phanh tại các bánh xe.
Trong quá trình phanh ô tô, động năng của ô tô biến thành nhiệt năng ở cơ cấu phanh. Phần năng lượng biến thành nhiệt sẽ tỏa ra môi trường không khí xung quanh và mất đi mà không được bù lại, do đó ô tô sẽ chuyển động chậm dần.
Điều kiện để quá trình phanh không bị trượt lê trên đường là lực phanh (Pp) phải nhỏ hơn hoặc bằng lực bám giữa bánh xe chủ động và mặt đường (Pφ).
Pp≤ Pφ (4.1)
Từ phương trình (2.2) và (2.3) ta có:
Ppmax = Pφ = φ*.Gφ (4.2)
Trong trường hợp phanh, trọng lượng bám (Gφ) là tải trọng thẳng đứng tác dụng lên bánh các bánh xe được phanh.
Hệ số bám (φ*) của bánh xe chủ động với đường trong quá trình phanh ôtô:
φ* = Ppmax / Gφ (4.3)
Trong bài thí nghiệm này, dùng băng thử phanh Varioflex 306 S/2 ta xác định được lực phanh cực đại (Ppmax) của ô tô, tải trọng thẳng góc tác dụng lên bánh xe được phanh (Gφ). Từ đó tính được hệ số bám (φ) giữa bánh xe chủ động và bề mặt con lăn trên băng thử phanh.
4.3 NỘI DUNG THÍ NGHIỆM
1. Xác định lực phanh tại bánh xe bên phải và bên trái cầu trước. 2. Xác định lực phanh tại bánh xe bên phải và bên trái cầu sau.
3. Xác định lực phanh tay tại bánh xe bên phải và bánh xe bên trái cầu sau. 4. Xác định độ lệch lực phanh giữa hai bánh xe cầu trước và độ lệch lực
phanh giữa hai bánh xe cầu sau.
5. Xác định sai số trong quá trình thí nghiệm.
4.4 THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM 4.4.1 Ô tô du lịch