1. Kết luận
Nghiên cứu đề tài: Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách
quan trong phân môn Chính tả chúng tôi đã đạt được một số kết quả chủ yếu
sau
Làm rõ cơ sở lý luận và cách biên soạn hệ thống bài tập TNKQ.
Khảo sát được thực trạng việc vận dụng bài tập TNKQ vào trong dạy học phân môn Chính tả.
Đưa ra quy trình xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan vào trong dạy học phân môn Chính tả.
Xây dựng được 111 bài tập phục vụ trong việc dạy học phân môn Chính tả.
Với những ưu thế của bài tập TNKQ, chúng tôi hy vọng rằng phương pháp trắc nghiệm khách quan sẽ được áp dụng rộng rãi vào việc giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
2. Khuyến nghị
Trong dạy học hiện nay, các bài tập trắc nghiệm khách quan đang được sử dụng ngày càng rộng rãi; từ đó ta có thể thấy được ưu việt của hình thức này. Tuy nhiên việc lựa chọn và áp dụng các bài tập TNKQ vào trong dạy học vấn không tránh khỏi những hạn chế. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu khóa luận, chúng tôi có một số khuyến nghị như sau
Cần bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là việc sử dụng hình thức TNKQ vào trong dạy học các môn học ở tiểu học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành, nhà trường cần tăng cường các biện pháp khuyến khích việc tìm tòi, phát hiện sáng tạo của giáo viên thông qua việc tự biên soạn các bài tập TNKQ phục vụ cho việc dạy học.
Chúng tôi mong rằng đề tài này sẽ đem lại cho độc giả nói chung, cũng như các thầy cô giáo nói riêng một cái nhìn toàn diện hơn về TNKQ. Qua đó, thấy được sự tác động tích cực của nó tới quá trình dạy học để từ đó nâng cao hiệu quả của việc sử dụng bài tập TNKQ vào trong dạy học không chỉ trong phân môn Chính tả mà còn ở phân môn khác và các môn học khác. Do điều kiện không cho phép nên trong khóa luận này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu quy trình xây dựng bài tập TNKQ trong một số nội dung của phân môn Chính tả lớp 4, 5. Nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu, chúng tôi hy vọng rằng có thể xây dựng được hệ thống bài tập TNKQ trong tất cả nội dung của phân môn Chính tả, đồng thời tích hợp các bài tập trắc nghiệm khách quan trên các phần mềm dạy học hiện đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.Dxtervec, “Hướng dẫn việc đào tạo giáo viên Đức”, Nxb
Giáo dục.
2. Hoàng Anh (chủ biên), (2006), Sổ tay Chính tả, Học viện báo chí và tuyên truyền.
3. Vũ Thị Phương Anh, Hoàng Thị Tuyết, (2006), Đánh giá kết quả
học tập ở Tiểu học, Nxb Giáo dục.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2002), Chương trình Tiểu học, Nxb
Giáo dục.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Luật Giáo dục 2005, Nxb Giáo dục.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án phát triển giáo viên Tiểu học,
Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Nxb Giáo dục – Nxb Đại học Sư
phạm.
7. Hoàng Cao Cương, Trần Minh Phương, Đào Tiến Thi, Bài tập
trắc nghiệm và tự luận Tiếng Việt 5 tập 1,2, Nxb Đại học Sư phạm.
8. Phó Đức Hòa, Đánh giá trong giáo dục Tiểu học, Nxb Đại học
Sư phạm.
9. Đặng Thị Lanh (chủ biên), Tiếng Việt 1 (SGK), Nxb Giáo dục.
10. Lê Phương Nga (chủ biên), Hoàng Thu Hà, Bài tập trắc nghiệm
4, Nxb Giáo dục.
11. Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đánh giá và đo lường kết quả học
tập, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
12. Hoàng Văn Thung – Đỗ Xuân Thảo (2003), Dạy học Chính tả ở
Tiểu học, Nxb Giáo dục.
13. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và
đổi mới, Nxb Giáo dục.
14. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Tiếng Việt 2, 3, 4, 5 (SGK),