XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN PHÂN MÔN CHÍNH TẢ

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong phân môn chính tả ở tiểu học (Trang 50 - 95)

KHÁCH QUAN PHÂN MÔN CHÍNH TẢ

2.1. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

- Hình thức: Hệ thống bài tập chia thành các nhóm, các kiểu, các dạng một cách nhất quán. Trong dạy học phân môn Chính tả khi xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan chúng tôi chia thành 4 dạng bài tập đó là:

* Trắc nghiệm đúng – sai. * Trắc nghiệm điền khuyết. * Trắc nghiệm nhiều lựa chọn. * Trắc nghiệm ghép đôi.

Căn cứ vào mục tiêu của mỗi bài học cụ thể trong các bài tập âm vần mà chúng tôi xây dựng các bài tập sao cho phù hợp đạt kết quả cao.

- Nội dung: Các bài tập đều được xây dựng theo một số yêu cầu kĩ năng chính tả cụ thể. Các bài tập đều hướng tới việc thực hiện mục tiêu của bài học. 2.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính phù hợp với nội dung chương trình

Hệ thống bài tập phải luôn bám sát với nội dung chương trình của môn học, phải đảm bảo được mức độ kiến thức cần đạt đối với học sinh khi học xong chương trình.

Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ các bài tập không những phải tuân thủ nội dung chương trình của môn học mà cần phải đảm bảo sự phù hợp về kiến thức trong từng bài, trong cả chương trình.

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học sinh Tính vừa sức được hiểu là hệ thống bài tập đưa ra phải phù hợp với trình độ tri thức cũng như trình độ nhận thức của các em. Bài tập đưa ra cũng không quá dễ cũng không quá khó.

Để phát huy tính sáng tạo của học sinh thì các bài tập được xây dựng phải mang tính khoa học tức là các bài tập đưa ra không nên trích nguyên câu trong sách giáo khoa, các phương án trả lời có cùng một cách viết và gần giống nhau để tăng độ nhiễu.

2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Kế thừa là sự tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu đã có theo cách hiểu đó trong bài tập nghiên cứu này, chúng tôi cũng đã nghiên cứu ở các sách tham khảo của Bộ Giáo dục và một số tác giả đi trước để xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với nội dung của từng bài.

2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Muốn đạt được mục đích đạt ra, hệ thống bài tập phải có tính khả thi nghĩa là chúng phải là một hệ thống bài tập có thể vận dụng được trong thực tế dạy học và đem lại hiệu quả như mong muốn.

2.2. Quy tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 2.2.1. Tiêu chuẩn của trắc nghiệm khách quan

- Tiêu chuẩn định lượng: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để đánh giá kết quả học tập:

+ Đạt độ khó (DK):

Số học sinh làm đúng x 100% DK = ——————————————

Số học sinh làm bài tập trắc nghiệm 20% < DK < 80%: Đạt loại trung bình DK < 20%: Đạt loại dễ

DK > 80%: Đạt loại khó + Đạt độ phân biệt (DI):

DI = Tỷ lệ % làm đúng (nhóm cao) – tỷ lệ % làm đúng (nhóm thấp). - Tiêu chuẩn định tính:

+ Phần câu dẫn: Phải ngắn gọn, rõ ràng, xúc tích, nội dung phải phù hợp với đối tượng, tránh lời dẫn rườm rà, có tính đánh lừa học sinh.

+ Phần câu trả lời:

* Tính chính xác cao của câu trả lời đúng: Chỉ có một và chỉ một phương án là đúng nhất.

* Tính hấp dẫn của các câu gây nhiễu: Có nhiều câu có vẻ như đúng nhưng chưa đầy đủ.

* Tính tương tự của cấu trúc câu trả lời: Thống nhất về mặt ngữ pháp.

* Không nên dùng các từ như luôn luôn, có bao giờ, chỉ tất cả … có thể

sẽ là gợi ý cho người trả lời.

2.2.2. Quy tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan - Phần câu dẫn:

* Phải nêu lên được các vấn đề riêng lẻ, trung tâm. Mỗi câu hỏi phải được biểu thị một cách độc lập.

* Tránh dùng nguyên câu văn trích từ sách giáo khoa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Phát biểu trong câu dẫn phải đơn giản, chính xác về mặt cú pháp và phải chứa đựng những dữ kiện phù hợp, cần thiết cho lời giải của nó.

* Câu dẫn được đưa ra chỉ nên chứa các dữ kiện có liên quan đến lời giải.

* Câu dẫn nên đưa ra ở dạng câu hỏi trực tiếp hơn là phát biểu chưa hoàn thành. Vì dạng chưa hoàn thành những phát biểu về mặt ngôn ngữ học sinh sẽ suy ra phương án lựa chọn tốt nhất.

* Một câu hỏi đòi hỏi học sinh biểu thị ý kiến của nội dung câu dẫn chứ không phải ý kiến chủ quan của học sinh.

* Tránh dùng câu hỏi có tính chất đánh lừa học sinh.

* Trước khi đưa ra phương án trả lời chúng ta phải nhóm họp các yếu tố chung của câu hỏi.

- Phần câu trả lời:

* Phải chính xác, phải đúng đắn. Nếu có sai sót thì là do câu trả lời chưa được rõ ràng, đầy đủ.

* Phải xây dựng được những câu trả lời có tính chất gây nhiễu để học sinh có tính tư duy.

* Phương án lựa chọn nên đặt ngẫu nhiên không nên đặt cố định ở một vị trí

* Các phương án trả lời phải đặt theo thứ tự logic.

* Các phương án trả lời phải có mức độ phức tạp khác nhau. 2.3. Quy trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Để có được những câu hỏi trắc đảm bảo đo lường tốt các mục tiêu xác định. Quá trình xây dựng hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách quan được tiến hành theo các bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung bài dạy.

Bước 2: Xác định mục tiêu cần đo lường và đánh giá. Bước 3: Xây dựng kế hoạch trách nghiệm.

Bước 4: Xây dựng nội dung câu hỏi trắc nghiệm. Bước 5: Xây dựng đáp án.

Bước 6: Kiểm tra lại câu trắc nghiệm. Bước 7: Hoàn thành câu trắc nghiệm.

2.3.1. Xác định mục tiêu nội dung bài dạy

Để xây dựng một bài trắc nghiệm trước hết cần có sự phân tích nội dung của bài dạy. Cần phân chia nội dung bài dạy thành các nội dung cụ thể và xác định tầm quan trọng của từng nội dung đó để có sự phân bố phù hợp. Cần phân tích xem nội dung nào được coi như bao trùm trong chương trình học, có những chủ đề nào quan trọng trong nội dung này, có những phần nào quan trọng trong các chương trình và những lĩnh vực nào trong nội dung đó mang tính đại diện. phân loại các vấn đề chính yếu theo các dạng như: Các sự kiện, các quy luật, đặc trưng, các tư tưởng, các luận điểm.

2.3.2. Xác định mục tiêu cần đo lường, đánh giá

Trên cơ sở những mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ của bài học để xây dựng những mục tiêu cần đo lường, đánh giá. Các mục tiêu cần đo lường mục tiêu kiến thức có thể dễ dàng đánh giá được qua các bài tập nhưng qua các bài tập không thể đánh giá hết được các mục tiêu về kỹ năng và thái độ. 2.3.3. Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm

Dựa vào mục tiêu của bài học mà chúng ta có thể đưa ra các dạng trắc nghiệm phù hợp với từng mục tiêu của bài và số lượng các bài tập đảm bảo đủ mục tiêu cần đánh giá, phù hợp với trình độ của học sinh. Tránh trường hợp thừa hoặc thiếu câu trắc nghiệm cần đo lường đối với mỗi mục tiêu.

Bảng mẫu kế hoạch trắc nghiệm:

Nội dung Mục tiêu Dạng trắc nghiệm

Sau khi xây dựng bảng kế hoạch trắc nghiệm như trên người đánh giá bắt biên soạn người đánh giá có thể sử dụng những câu trắc nghiệm do người khác viết. Tuy nhiên dù chọn và sử dụng những câu trắc nghiệm vẫn phải nhằm đảm bảo cho việc kiểm tra đánh giá khách quan, hệ thống và toàn diện.

2.3.4. Xây dựng nội dung câu hỏi trắc nghiệm

Các câu trắc nghiệm khi viết cần căn cứ vào bảng kế hoạch đảm bảo cho các câu trắc nghiệm bám sát vào các mục tiêu đã xác định, tránh trường hợp thừa hoặc thiếu câu trắc nghiệm cần đo lường đối với mỗi mục tiêu. 2.3.5. Xây dựng đáp án

Bất kì một bài tập nào dù trắc nghiệm khách quan hay trắc nghiệm tự luận đều có đáp án. Việc xây dựng đáp án chính xác cho các câu hỏi đã biên soạn là một căn cứ để đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá kết quả bài làm của học sinh.

2.3.6. Kiểm tra lại câu hỏi trắc nghiệm

Tự kiểm tra lại câu trắc nghiệm bằng cách đối chiếu nội dung câu hỏi trắc nghiệm với mục tiêu tương ứng. Người biên soạn nên dặt mình vào vị trí của học sinh khi làm những bài trắc nghiệm này để kiểm tra ngôn ngữ diễn đạt có phù hợp không? Cố gắng vận dụng những hiểu biết về các loại kết quả học tập để phán đoán xem nội dung câu trắc nghiệm có thể đo lường được kiến thức và kĩ năng mình đã định không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để thực hiện dễ dàng việc đối chiếu, liên kết câu trắc nghiệm vơi mục tiêu kiểm tra, trước khi bài trắc nghiệm được đưa ra sử dụng, người biên soạn ghi chú thứ tự các mục tiêu cần kiểm tra vào từng câu trắc nghiệm.

2.3.7. Hoàn thành câu trắc nghiệm

Các câu trắc nghiệm viết xong cần có sự góp ý của các chuyên gia cà các thầy cô giáo để hoàn thiện, mục đích góp ý nhằm phát hiện ra những câu chưa phù hợp hay chưa đạt yêu cầu cần phải loại bỏ, những câu nào cần phải sữa chữa và những câu trắc nghiệm nào tốt có thể giữ lại đưa vào ngân hàng câu trắc nghiệm để sử dụng.

2.4. Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan ở tiểu học 2.4.1. Hệ thống các bài chính tả ở tiểu học

Chương trình Chính tả ở tiểu học được phân bố cả 5 lớp của bậc tiểu học. Ở lớp 1, nội dung dạy học chính tả chủ yếu là làm quen, gắn liền nhiệm vụ tập viết. Ở lớp 2, 3 mỗi tuần có 2 tiết chính tả, lớp 4,5 mỗi tuần có 1 tiết.

Lớp Chủ đề Tên bài

2 Em là học sinh - Tập chép: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” Phân biệt c/k. Bảng chữ cái

- Nghe – viết: “Ngày hôm qua đâu rồi” Phân biệt l/n, an/ang. Bảng chữ cái - Tập chép: “Phần thưởng”

Phân biệt s/x, ăn/ăng. Bảng chữ cái - Nghe – viết: “Làm việc thật là vui” Phân biệt g/gh. Ôn bảng chữ cái

Bạn bè - Tập chép: “Bạn của Nai Nhỏ”

Phân biệt ng/ngh, tr/ch, dấu hỏi, dấu ngã - Nghe - viết: “Gọi bạn”

Phân biệt ng/ngh, tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã - Tập chép: “Bím tóc đuôi sam”

Phân biệt iê/yê, r/d/gi, ân/âng - Nghe – viết: “Trên chiếc bè” Phân biệt iê/yê, r/d/gi, ân/âng Trường học - Tập chép: “Chiếc bút mực”

Phân biệt ia/ya, l/n, en/eng

- Nghe – viết: “Cái trống trường em” Phân biệt i/iê, en/eng, l/n

- Tập chép: “Mẩu giấy vụn”

Phân biệt ai/ay, s/x, dấu hỏi/dấu ngã - Nghe – viết: “Ngôi trường mới” Phân biệt ai/ay, s/x, dấu hỏi/dấu ngã Thầy cô - Tập chép: “Người thấy cũ”

Phân biệt ui/uy, tr/ch, iên/iêng - Nghe – viết: “Cô giáo lớp em” Phân biệt ui/uy, tr/ch, iên/iêng - Tập chép: “Người mẹ hiền” Phân biệt ao/au, r/d/gi, uôn/uông - Nghe - viết: “Bàn tay dịu dàng” Phân biệt ao/au, r/d/gi, uôn/uông

Ông bà

- Tập chép: “Ngày lễ”

Phân biệt c/k, l/n, dấu hỏi/dấu ngã - Nghe – viết: “Ông và cháu” Phân biệt c/k, l/n, dấu hỏi/dấu ngã - Tập chép: “Bà cháu”

Phân biệt g/gh, s/x, ươn/ương

- Nghe – viết: “Cây xoài của ông em” Phân biệt g/gh, s/x, ươn/ương

Cha mẹ - Nghe viết: “Sự tích cây vú sữa” Phân biệt ng/ngh, tr/ch, at/ac - Tập chép: “Mẹ”

Phân biệt ng/ngh, tr/ch, at/ac - Tập chép: “ Bông hoa Niềm Vui” Phân biệt iê/yê, r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã - Nghe - viết: “Quà của bố”

Anh em - Nghe viết: “Câu chuyện bó đũa” Phân biệt l/n, i/iê, ăt/ăc

- Tập chép: “Tiếng võng kêu” Phân biệt l/n, i/iê, ăt/ăc

- Tập chép: “Hai anh em” Phân biệt ai/ay, s/x, ât/âc - Nghe – viết: “Bé Hoa” Phân biệt l/n, i/iê, ăt/ăc

Bạn trong nhà - Tập chép: “Con chó nhà hàng xóm” Phân biệt ui/uy, tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã - Nghe – viết: “Trâu ơi”

Phân biệt ao.au, tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã - Nghe viết: “Tìm ngọc” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân biệt ui/uy, r/d/gi, et/ec - Tập chép: “Gà “tỉ tê” với gà” Phân biệt ao/au, r/d/gi, et/ec

Bốn mùa - Tập chép: “Chuyện bốn mùa”

Phân biệt l/n, dấu hỏi/dấu ngã - Nghe – viết: “Thư trung thu” Phân biệt l/n, dấu hỏi/dấu ngã - Nghe – viết: “Gió”

Phân biệt s/x, iêt/iêc

- Nghe - viết: “Mưa bóng mây” Phân biệt s/x, iêt/iêc

Chim chóc - Tập chép: “Chim sơn ca và bông cúc trắng” Phân biệt tr/ch, uôt/uôc

- Nghe – viết: “Sân chim” Phân biệt tr/ch, uôt/uôc

Phân biệt r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã - Nghe – viết: “Cò và cuốc” Phân biệt r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã Muông thú - Tập chép: “Bác sĩ Sói”

Phân biệt l/n, uơc/ươt

- Nghe – viết: “Ngày hội đua voi ở Tây nguyên” Phân biệt l/n, uơc/ươt

- Nghe – viết: “Quả tim khỉ” Phân biệt s/x, uc/ut

- Nghe – viết: “Voi nhà” Phân biệt s/x, uc/ut

Sông biển - Tập chép: “Sơn tinh – Thủy tinh” Phân biệt tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã - Nghe – viết: “Bé nhìn biển” Phân biệt tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã

- Tập chép: “Vì sao cá không biết nói” Phân biệt r/d/gi, ưc/ưt

- Nghe – viết: “Sông Hương” Phân biệt r/d/gi, ưc/ưt

Cây cối - Nghe – viết: “Kho báu” Phân biệt ua/ươ, l/n, ên/ênh - Nghe – viết: “Cây dừa”

Phân biệt s/x, in/inh. Viết hoa tên riêng - Tập chép: “Những quả đào”

Phân biệt s/x, in/inh

- Nghe – viết: “Hoa phượng” Phân biệt s/x, in/inh

Bác Hồ - Nghe – viết: “Ai ngoan sẽ được thưởng” Phân biệt tr/ch, êt/êch

- Nghe – viết: “Cháu nhớ Bác Hồ” Phân biệt tr/ch, êt/êch

- Nghe – viết: “Việt Nam có Bác” Phân biệt r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã

- Nghe – viết: “Cây và hoa bên lăng Bác” Phân biệt r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã

Nhân dân - Tập chép: “Chuyện quả bầu” Phân biệt l/n, v/d

- Nghe – viết: “Tiếng chổi tre” Phân biệt l/n, it/ich

- Nghe – viết: “Bóp nát quả cam” Phân biệt s/x, i/iê

- Nghe – viết: “Lượm” Phân biệt s/x, i/iê

- Nghe – viết: “Người làm đồ chơi” Phân biệt tr/ch, o/ô, dấu hỏi/dấu ngã - Nghe – viết: “Đàn bê của anh Hồ Giáo” Phân biệt tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã

3 Măng non - Tập chép: “Cậu bé thông minh” Phân biệt l/n, an/ang. Bảng chữ - Nghe – viết: “Chơi thuyền” Phân biệt ao/oao, l/n, an/ang - Nghe – viết: “Ai có lỗi” Phân biệt uêch/uyu, s/x, ăn/ăng - Nghe – viết: “Cô giáo tí hon” Phân biệt s/x, ăn/ăng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong phân môn chính tả ở tiểu học (Trang 50 - 95)