Trò chơi dân gian và đồng dao với sự mở rộng vốn từ cho trẻ

Một phần của tài liệu Ý nghĩa của trò chơi dân gian đối với sự phát triển ngôn ngữ trẻ mầm non (Trang 30 - 42)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.1. Trò chơi dân gian và đồng dao với sự mở rộng vốn từ cho trẻ

Phát triển vốn từ là một quá trình lâu dài của việc lĩnh hội vốn từ mà con người đã tích lũy trong lịch sử và cuộc sống. Tham gia trò chơi dân gian, trẻ em có điều kiện tiếp xúc với kho tàng đồng dao sinh động hấp dẫn; với những nội dung đa dạng, phong phú: thiên nhiên, xã hội, văn hóa. Đó là cả một thế giới ngôn ngữ vô tận.

CÊn ThÞ Thanh Dung K31 – Gi¸o dôc MÇm non 33

“Lạy trời mưa xuống Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày Lấy bát cơm đầy Lấy khúc cá to...”

2.2.1.1. Vốn từ về thiên nhiên trong trò chơi dân gian

Chúng ta đều biết, Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, cuộc sống của con người phụ thuộc vào thiên nhiên nên người dân Việt gắn bó sâu sắc với ruộng đồng với mảnh vườn quen thuộc và thiên nhiên đã đi vào trò chơi dân gian trước hết từ những cái gần gũi, quen thuộc đó như: con chai, cái hến, con trâu, con nghé, con vạc; hay từ cái lá đa, lá đề, vỏ sò, vỏ ốc…đến những hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắng, gió,…; những bài hát gọi nghé của lũ trẻ mục đồng. Còn gì thú vị hơn khi được ngồi trên lưng trâu, thả diều giấy và những bài hát gọi nghé giữa chiều hè lộng gió; rồi những trò chơi dân gian cùng những bài đồng dao cũng được diễn ra trên bờ đê, bãi cỏ. Chính những trò chơi dân gian và những bài đồng dao ấy đã cung cấp cho trẻ em kiến thức về thế giới tự nhiên xung quanh chúng và từ đó vốn từ của chúng cũng được mở rộng.

Đặc biệt, với trẻ lứa tuổi mầm non thì vốn từ còn rất hạn hẹp, nên khi được tham gia những trò chơi dân gian cùng các anh các chị là cơ hội lớn để trẻ được mở rộng vốn từ, hiểu biết của mình.

Thật vậy, đến với thế giới tự nhiên trong trò chơi dân gian, trẻ được làm quen với một hệ thống những vốn từ khá đầy đủ, không chỉ là những loài vật gần gũi như con trâu, con nghé, con chó, con mèo,…hay như những ngọn cỏ nhành cây ở góc vườn mà còn là những hiện tượng tự nhiên là mưa, là gió…Tất cả hiện lên trong trò chơi dân gian của trẻ thơ thật là sinh động, hấp dẫn, trẻ không cần phải làm quen qua tranh ảnh, sách báo hay những giờ học

CÊn ThÞ Thanh Dung K31 – Gi¸o dôc MÇm non 34

căng thẳng mà trong khi chơi với óc sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú và sự lặp lại có chu kỳ của trò chơi dân gian đã giúp các em được rèn luyện và tích lũy cho mình một vốn từ nhất định về chủ đề thiên nhiên.

Đến với bất kỳ một trò chơi nào đó, trẻ cũng phải sử dụng vốn từ đã có của mình để thương lượng và quy ước với nhau về nội dung, nội quy, địa điểm, cách thức chơi và nguyên vật liệu được sử dụng trong trò chơi. Đấy là lúc trẻ được tự do thoải mái trình bày ý kiến của mình cho trò chơi cũng là lúc trẻ sử dụng vốn ngôn ngữ để phát huy khả năng ứng xử, giao tiếp với bạn bè và các bạn chơi.

Khi chơi trò Đánh chuyền [1, 15], trẻ sử dụng những đồ chơi là nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên: mười que tre nhỏ dài 20 – 25 cm, được vót tròn, nhẵn; một quả chuyền là quả cà, quả bưởi con hay một quả ổi; chuẩn bị xong bọn trẻ lựa chọn địa điểm chơi và quy ước về nội quy chơi: trẻ oẳn tù tì hoặc chơi bông sen để xác định ai được chơi trước ai chơi sau. Rồi cùng ngồi quay quần nhau thành vòng tròn, ngồi duỗi thẳng một chân và rải đều mười que nhỏ ra, một đầu que kế lên chân, còn đầu kia xuống nền nhà. Chúng phải làm sao nhặt đủ số que của mỗi bàn và khéo léo không để quả chuyền rời xuống nền đất .Vừa chơi, vừa đọc những câu đồng dao phù hợp với từng bàn:

Bàn chơi

Theo cuốn trò chơi dân gian trẻ em (Trần Hòa Bình

– Bùi Lương Việt )

Theo địa phƣơng: Phụng Thượng – Phúc Thọ - Hà Nội

Bàn một Cái mốt, cái mai Con trai, con hến Con nhện, chăng tơ Quả mơ, quả mít Chuột chit, lên bàn đôi

CÊn ThÞ Thanh Dung K31 – Gi¸o dôc MÇm non 35 Bàn đôi Bàn ba Bàn tƣ Bàn năm Bàn sáu Bàn bảy Bàn tám

Đôi tôi, đôi chị Đôi cành thị Đôi cành na Đôi lên ba.

Ba đi ra Ba đi vào Ba cành đào Một lên tư Tư củ từ Tư củ khoai Hai lên năm Năm con tằm Năm lên sáu Sáu củ ấu Bốn lên bảy Bảy quả cà Ba lên tám Tám quả trám Hai lên chín Đôi chúng tôi Đôi chúng nó Đôi con chó Đôi con mèo Trèo bàn ba.

Ba lá đa Ba lá đề Ba bồ kề Mốt lên tư. Tư ông sư Tư bà lão Hai hỏi năm

Năm đêm rằm Năm lên sáu

Bảy lá đa Ba lên tám

Tám quả trám Hai lên chín

CÊn ThÞ Thanh Dung K31 – Gi¸o dôc MÇm non 36 Bàn chín Bàn mƣời Bàn chuyền Bàn đầu quạ Chín cái cột Một lên mười

Tung năm mươi Muời vơ cả Ngả xuống đất Cất tay chuyền. Chuyền một, một đôi Chuyền hai, hai đôi Chuyền ba, ba đôi Chuyền tư, tư đôi Chuyền rằm, năm đôi Đầu quạ, quá giang Sang đò, cò nhảy Gẫy cây, mây leo Bèo nổi, ổi xanh

Hành bóc vỏ, trứng đỏ lòng Tôm cong, đít vịt Vít cành me, bẻ cành xung Quét lá bàng Vào làng, xin thịt Ra làng, xin xôi Chị em ơi, cho tôi xin

Chín cái hột Một sang mười

Bỏ qua bàn mười Sang bàn chuyền!

Bỏ qua bàn đầu quạ lên bàn: Chấm đất, bật lửa, quét nhà, bàn vuốt rồi xuống bàn một.

CÊn ThÞ Thanh Dung K31 – Gi¸o dôc MÇm non 37

Ván lẻ, bẻ cành táo Tráo bàn một.

Cứ như vậy, ai chơi được nhiều ván liên tiếp là người chiến thắng.

Thiên nhiên hiện lên trong trò chơi “Đánh chuyền” là cả một miền quê yên ả: từ cây đa đến những ngọn cỏ trong góc vườn của bà, từ con sông êm trôi đến cánh đồng xanh mướt .Tất cả đã tạo nên một hệ thống những vốn từ về thiên nhiên gần gũi, quen thuộc, đơn giản và dễ nhớ:

Vốn từ

Con vật Con chó, con mèo, con trai, con hến, con nhện, con tằm, chuột chít, con quạ con cò, con vịt, tôm, vịt.

Cây ( cành cây ) Cành thị, cành na, cành đào, cành me, cành xung, cành ổi, cành táo, lá đa, lá bàng, lá đề, cây hành.

Củ, quả - Củ khoai, củ tỏi, củ từ.

- Quả mơ, quả mít, quả trám, quả ổi xanh.

Không chỉ với trò chơi đánh chuyền (đánh chắt) mà nhiều trò chơi dân gian khác thiên nhiên cũng hiện lên với đầy đủ các sắc thái. Nhắc tới thiên nhiên trong trò chơi dân gian, chúng tôi không thể bỏ qua trò Nu na nu nống, nó đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo của trẻ; một trò chơi đơn giản, có thể chơi mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần khoảng sân nhỏ hay chỉ là một chiếc chiếu trải dưới

CÊn ThÞ Thanh Dung K31 – Gi¸o dôc MÇm non 38

đất thế là xong và bọn trẻ hòa mình vào trò chơi một cách say mê. Để chơi được trò này, trẻ bắt buộc phải thuộc những bài đồng dao để cùng nhau hát:

Đồng dao Nu na nu nống Vốn từ về thiên nhiên

Nu na nu nống Cái trống nằm trong Con ong nằm ngoài Củ khoai chấm mật Bà mụ thổi xôi Nhà tôi nấu chè Te he chân rụt Bụt ngồi bụt khóc Con cóc nhảy ra Con gà ú ụ Cái bống Con ong Củ khoai, mật Con cóc Con gà

Nu na nu nống, một bài đồng dao ngắn nhưng đã cung cấp được cho trẻ một vốn từ về thiên nhiên không là ít, nhất là với trẻ mầm non.

Ngoài ra, trò Đánh chuyền và trò Nu na nu nống còn chứa đựng cả những từ ngữ nói về phong tục tập quán mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, nét văn hóa ẩm thực đó là người dân thường đồ xôi nấu chè nấu thịt để thắp hương tổ tiên vào những ngày rằm. Điều này không phải ai cũng hiểu được; trong chuyến đi về mảnh đất Sóc Sơn – Hà Nội để tìm hiểu về trò chơi dân gian, chúng tôi được gặp cụ Nguyễn Thị Bống ở Nam Sơn – Sóc Sơn, cụ đã 102 tuổi nhưng còn rất minh mẫn, cụ Bống đã giải thích những phong tục

CÊn ThÞ Thanh Dung K31 – Gi¸o dôc MÇm non 39

tập quán, những nét văn hóa ẩn sau một số trò chơi dân gian, đặc biệt là trò

Đánh chuyền (Đánh chắt).

Cụ Bống còn bày cho chúng tôi chơi với con Sên, vừa nâng con Sên trên tay vừa hát:

“Sên sển sền sên Mày lên công chúa Mày múa tao xem Tao may quần đẹp Áo xanh cho mày!”

Con Sên nhô đầu ra khỏi vỏ, ngo ngoe đôi râu như thể đang múa; rồi văn hóa mặc hiện lên với quần đẹp, áo xanh. Đây là một trò chơi đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo, nhẹ nhàng bởi sên là loại vật vốn rất nhút nhát.

Từ đó, chúng tôi thấy rằng cho trẻ mầm non chơi những trò chơi dân gian chính là góp phần giáo dục tình yêu thiên nhiên cho trẻ, đưa các em đến gần với hệ thống vốn từ về thiên nhiên giúp trẻ mở rộng vốn từ một cách dễ dàng. Đây là công việc mà hiện nay khó ai có thể giúp trẻ hiểu được về thiên nhiên như trò chơi dân gian.

Trò chơi dân gian không chỉ cung cấp vốn từ về thế giới thiên nhiên mà còn cung cấp vốn từ về mặt xã hội.

2.2.1.2. Vốn từ về xã hội trong trò chơi dân gian

Xã hội trong trò chơi dân gian trước hết là những mối quan hệ trong gia đình rồi đến mối quan hệ rộng hơn ngoài xã hội; xã hội còn được khắc họa qua các vốn từ về quê hương, đất nước, về những nét sinh hoạt chung của người dân: lao động, hội họp, lễ tết… Bởi trước hết, trò chơi dân gian luôn là nét văn hóa không thể thiếu trong những ngày tết và trong các lễ hội.

Với trẻ nhỏ, trò chơi dân gian được diễn ra trong một xã hội trẻ em thì mới có thể thu hút và hấp dẫn chúng vì ở đó trẻ được thỏa mãn về nhu cầu vui

CÊn ThÞ Thanh Dung K31 – Gi¸o dôc MÇm non 40

chơi giải trí; nhu cầu hóa thân để được làm người lớn, được sống trong những mối quan hệ xã hội và trẻ được giao lưu với các bạn. Điều này được thể hiện rất rõ qua các bài đồng dao: “Những bài đồng dao trong trò chơi dân gian cung cấp cho trẻ em những kiến thức về xã hội. Trẻ tập đi mua bán, tập làm nhà cửa, tập cưỡi trâu, cưỡi ngựa trong tưởng tượng. Có những bài hát chỉ về nghề nghiệp trong xã hội có phân công, và cả những bài hát chế giễu những thói hư tật xấu. Nổi bật lên là những chủ điểm về đồng áng và cày cấy, đối với em gái là kiến thức về nữ công gia chánh …” [8, 212]. Thông qua những trò chơi ấy trẻ tập làm quen và trải nghiệm với các hoạt động sản xuất và cách ứng xử với mọi người trong xã hội.

Điển hình là trò chơi Tập tầm vông, là trò có nhiều dị bản trong giới hạn của khóa luận chúng tôi xin giới thiệu hai cách chơi thường gặp:

Tập tầm vông hai ngƣời Tập tầm vông nhiều ngƣời

- Trẻ đập tay vào nhau

+ Có thể đập cả hai bàn tay hoặc một tay hay đập chéo từng tay

+ Có khi đập một cái cao và một cái thấp theo nhịp của bài đồng dao.

- Dân gian chúng tôi thường gọi là trò Vuốt ve.

- Một trẻ làm cái ngồi đối diện với một hoặc một nhóm trẻ. Cầm một vật nhỏ trong lòng bàn tay đưa ra sau lưng để đối phương không thấy. Sau đó đưa ra phía trước đưa hai bàn tay vòng quanh nhau hoặc đưa lên xuống và đọc lời đồng dao.

Trong đó, chúng tôi xin phân tích trò chơi Tập tầm vông hai người theo cuốn Trò chơi dân gian trẻ em của Trần Hòa Bình và Bùi Lương Việt vì nó chứa đựng vốn từ về mặt xã hội khá đa dạng và phong phú. Đây là trò chơi

CÊn ThÞ Thanh Dung K31 – Gi¸o dôc MÇm non 41

dân gian được trẻ em ở nhiều địa phương yêu thích. Nhưng với mỗi địa phương khác nhau lại có những bài đồng dao hay những bài hát đố khác nhau:

Tập tầm vông

(Trần Hòa Bình – Bùi Lương Việt)

Vuốt ve

(Trung du miền núi phía Bắc)

Tập tầm vông Chị có chồng Em ở vá Chị ăn cá Em mút xương Chị ăn kẹp Em ăn cốm Chị ở lò gốm Em ở Bến Thành Chị trồng hành Em trồng hẹ Chị nuôi mẹ Em nuôi cha Chị nuôi gà Em nuôi chó … Vuốt ve Em thân yêu

Em ở với ai? - Ở với bà Bà gì? – Bà ngoại

Ngoại gì ?- Ngoại xâm Xâm gì? – Xâm lăng Lăng gì? – Lăng Bác Bác gì? – Bác Hồ Hồ gì? – Hồ nước Nước gì? –Nước trong Trong gì? – Trong vắt Vắt gì? – Vắt sữa Sữa gì? – Sữa bò Bò gì? – Bò cái Cái gì? – Cái tát …

Đồng dao và hát đố, tuy hai hình thức khác nhau nhưng khi tham gia trò chơi này dù ở bất kỳ hình thức nào thì trẻ cũng tích lũy được cho bản thân một vốn từ về xã hội thật rộng và bổ ích:

CÊn ThÞ Thanh Dung K31 – Gi¸o dôc MÇm non 42

Chủ đề Vốn từ

Gia đình - Chị, em, chồng, cha, mẹ. - Bà, bà ngoại.

Quê hương ,đất nước - Lò gốm, Bến Thành, cốm - Bác Hồ, hồ nước, Lăng Bác.

Hoạt động lao động - Ăn, ở, trồng (hành, hẹ); nuôi 1 (cha, mẹ); nuôi 2 (chó, mèo…);

- Vắt sữa.

Vốn từ về xã hội còn hiện lên sâu sắc và rõ nét hơn khi các em tham gia trò chơi dân gian mang tính chất mô phỏng: trẻ được hóa thân thành bác nông dân đi cày cấy, các em cũng biết dùng từ vắt để đánh trâu đi, họ để bắt trâu dừng lại; hay trẻ được trở thành một ông thầy thuốc, một bà mẹ bảo vệ đàn con khi chơi trò Rồng rắn lên mây. Ở xứ sở của trò chơi mô phỏng các em được trải nghiệm với cảm xúc thật, với những mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và xã hội; qua đó, ứng dụng những kinh nghiệm đã tích lũy được vào sân chơi của mình. Đồng thời, khi hòa mình vào xứ sở này trẻ có cơ hội được mở rộng nhận thức về xã hội; trẻ có thể hóa thân thành người lớn để được tham gia bất cứ công việc gì và làm bất cứ nghề gì mình yêu thích. Cái xã hội thu nhỏ đó là điều kiện để trẻ làm quen với những cuộc giao tiếp và mở mang vốn từ của mình, đưa vốn từ ngữ đó vào những tình huống cụ thể trong cuộc sống: như khi chơi trò Rồng rắn lên mây trẻ đứng đầu hàng làm mẹ giả đưa đàn con đi hỏi thăm thầy thuốc, mặc cả và chống trả lại thầy thuốc để bảo vệ đàn con…ở đây vừa thể hiện sự quan tâm, tình thương yêu với mọi người

CÊn ThÞ Thanh Dung K31 – Gi¸o dôc MÇm non 43

trong gia đình, vừa là một cuộc giao tiếp giữa bệnh nhân và thầy thuốc – mối quan hệ thường gặp trong xã hội.

Hay với trò Dung dăng dung dẻ:

Lời đồng dao Vốn từ xã hội Vốn từ tự nhiên

Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi

Đến ngõ(cổng) nhà trời Lạy cậu lạy mợ

Cho cháu về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp Xì xà xì xụp

Ngồi thụp xuống đây.

Trẻ Chơi Cậu, mợ Cháu, quê Đi học ở nhà bếp Trời Dê Cóc Gà

Lời đồng dao vui nhộn, tha thiết trên đã góp phần giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ: trẻ biết lạy cậu lạy mợ để xin phép về quê. Trò chơi này giáo dục trẻ biết xin phép người lớn trước khi đi đâu đó - đây là tình huống thường gặp trong xã hội. Đây là trò chơi rất phổ biến và hấp dẫn với trẻ ở các vùng miền;

Một phần của tài liệu Ý nghĩa của trò chơi dân gian đối với sự phát triển ngôn ngữ trẻ mầm non (Trang 30 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)