Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh Thanh Trì (Trang 54 - 56)

d Từ chối cấp tín ụng

2.6.2 Những tồn tại và nguyên nhân

- Sản phẩm CVTD

Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh dù đã có nhiều chuyển biến, phát triển rõ rệt, nhưng vẫn chưa đáng kể so với nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh vẫn chưa đa dạng, chỉ tập trung chủ yếu vào cho vay mua phương tiện đi lại, mua nhà đất và sửa chữa nhà cửa.

- Cho vay chủ yếu bằng tiền mặt

Đa số các khoản vay tiêu dùng được Chi nhánh thực hiện giải ngân bằng tiền mặt, do vậy khó quản lí được mục đích vay vốn thực tế và việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Hơn nữa, Chi nhánh chưa khuyến khích được khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng và việc mở rộng loại hình cho vay tiêu dùng mới cũng sẽ gặp khó khăn như: cho vay thấu chi, thẻ tín dụng,…. Việc chưa thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ cũng một phần do Chi nhánh chưa có hướng dẫn một cách cụ thể tới khách hàng, một phần cũng là do tâm lý chung của khách hàng là ngại đến ngân hàng vì các khoản vay thường không lớn lắm, họ có thể sử dụng ngay vào mục đích vay vốn.

- Thủ tục cho vay

Việc cho vay đối với người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài có khó khăn khi các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở xa Chi nhánh, hậu quả là việc thoả thuận, thực hiện thủ tục xác nhận đối tượng đi lao động mất nhiều thời gian, gây tốn kém cho các bên và giải ngân vốn vay bị chậm.

- Đối tượng cho vay

Đối tượng vay vốn chủ yếu là cán bộ công nhân viên, đây là đối tượng chủ yếu thuộc các thành phần kinh tế xã hội do Nhà nước quản lý. Đó là những người có thu nhập ổn định, có sự bảo lãnh của Thủ trưởng cơ quan, đại diện công đoàn và nguồn trả nợ từ việc trích một phần thu nhập hàng tháng. Đây cũng là đối tượng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất, khả năng trả nợ cao. Tuy nhiên, với đối tượng này cũng nảy sinh một số vấn đề như:

+ Một số trường hợp sau khi vay tiền đã thuyên chuyển công tác từ đơn vị này sang đơn vị khác, từ địa phương này sang địa phương khác nhưng cơ quan không thông báo cho Chi nhánh hoặc thông báo không kịp thời việc cán bộ nhân viên chuyển công tác hoặc thôi việc, dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi nợ của Chi nhánh.

+ Số tiền trả nợ mỗi lần không lớn, một số khách hàng chưa quen giao dịch với ngân hàng nên thường hay quên trả nợ hoặc có tâm lý coi việc để quá hạn 1, 2 tháng là chuyện bình thường hoặc do bận đi học, công tác xa, gia đình gặp khó khăn mà không trả nợ vay cho Chi nhánh đúng hạn.

+ Việc quản lý cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh có nhiều khó khăn khi khoản vay có bảo đảm bằng tiền lương. Nguyên nhân là một số cơ quan quản lý lao động xác nhận cho cán bộ, nhân viên của mình vay vốn cùng một lúc ở nhiều tổ chức tín dụng khác nhau. Nhiều trường hợp, khoản vay được xác nhận bảo lãnh khoản vay bởi thủ trưởng cơ quan, nhưng Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn nếu cơ quan, người trả thay không có thiện chí trả nợ. Một số cơ quan, dù đã ký thoả thuận trích một phần lương cán bộ, công nhân viên vay vốn để trả nợ vay của cá nhân đó, nhưng không thực hiện đúng thoả thuận, không tạo điều kiện giúp Chi nhánh thu nợ.

+ Ngoài ra, đối tượng nhân dân vay vốn cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ, nhu cầu vay chủ yếu phục vụ đời sống, vay vốn có thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, đối tượng này có thu nhập ổn định và có khả năng trả nợ ngân hàng. Do vậy, các món vay đều có rủi ro thấp, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp, có khả năng thu hồi.

+ Đối tượng khách hàng thứ 3 của cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh đó là sinh viên các trường đại học. Dù tỷ lệ cho vay tiêu dùng đối với đối tượng này chiếm tỷ lệ không lớn, nhưng đây là đối tượng có mức rủi ro cao, tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất trong số các đối tượng vay vốn tiêu dùng (tỷ lệ nợ quá hạn là 13%). Nhiều trường hợp sau khi ra trường, học sinh, sinh viên về quê không tìm được địa chỉ, có trường hợp ra trường không xin được việc làm nên không có trả năng trả nợ. Nhiều sinh viên khi vay vốn cho rằng đây là khoản trợ cấp của Nhà nước cho sinh viên nên không ý thức trả nợ.

- Sự không phù hợp về kỳ hạn Tài sản Có và Tài sản Nợ

Phần lớn các khoản cho vay tiêu dùng có kỳ hạn dài, đặc biệt đối với các khoản cho vay để mua nhà ở và phương tiện đi lại có thời hạn từ03 –10 năm, trong khi nguồn vốn huy động chủ yếu của Chi nhánh là ngắn hạn có thời hạn trong vòng 01 năm. Mức cho vay và thời hạn cho vay tại Chi nhánh nhiều lúc không được xác định phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nguyên nhân từ cả phía khách hàng lẫn phía Chi nhánh. Về phía khách hàng, nhiều trường hợp không chứng minh được nguồn thu nhập phù hợp với kế hoạch trả nợ nhưng vẫn cam kết trả nợ đúng hạn, hoặc chỉ có hợp đồng

56

lao động ngắn hạn nhưng lại có nhu cầu vay vốn dài hạn. Trong điều kiện khả năng huy động vốn trung và dài hạn của Chi nhánh Thanh Trì hạn chế như hiện nay, thì hoạt động cho vay tiêu dùngcó tiềm ẩn rủi ro thanh khoản do sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh Thanh Trì (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)