Giáo án Tập làm văn

Một phần của tài liệu Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm trong phân môn luyện từ và câu, tập làm văn ở tiểu học (Trang 82 - 88)

10. Cấu trúc của đề tài

3.2. Giáo án Tập làm văn

Bài : Nói, viết về cảnh đẹp đất nước ( TV 3, Tập 1, Trang 102) 1. Mục đích, yêu cầu

1.1. Rèn kỹ năng nói : Dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh) về một cảnh đẹp ở nước ta, HS nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó (theo gợi ý trong SGK). Lớp kể rõ ý, có cảm xúc, thái độ mạnh dạn, tự nhiên.

1.2. Rèn kỹ năng viết : HS viết được những điều vừa nói thành một đoạn văn (từ 5- 7 câu). Dùng từ, đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm với cảnh vật trong tranh (ảnh).

2. Đồ dùng dạy- học

ảnh biển Phan Thiết trong SGK. Tranh, ảnh về cảnh đẹp đất nước (GV và HS sưu tầm).

Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý ở bài tập 1. 3. Các hoạt động dạy- học

3.1. Kiểm tra bài cũ:

- Mục tiêu: HS kể lại được chuyện vui (Tôi có đọc đâu). Biết được bài trước mình học bài nào, nếu GV có kiểm tra lại các bài tập ở tuần trước HS phải làm được. Phải tạo hứng thú cho HS, tránh tâm lí sợ kiểm tra bài cũ.

- Tiến hành:

+ Gọi một HS nhắc lại gợi ý của bài tập 1.

+ Gọi theo tinh thần xung phong một HS lên kể lại kể chuyện vui đã học ở tuần 11 (Tôi có đọc đâu).

- Sau đó gọi một HS đọc lại yêu cầu bài 2 ở Tập làm văn tuần 11. + Cho HS đọc nối tiếp các gợi ý trong bài tập 2.

+ Các em đã được thực hiện bài tập 2, nhưng ai chưa hoàn thành đã được về nhà chuẩn bị. Bây giờ, các em làm việc theo nhóm đôi, đọc bài của mình và kiểm tra lẫn nhau theo các tiêu chí chính là phần gợi ý của bài.

Tiêu chí : Bạn đã nói hết ý chưa ?

Nói hay chưa (to, rõ, mạch lạc, thể hiện cảm xúc,...)

Dùng từ ngữ trong khi nói có hay, sinh động, hấp dẫn chưa ? - Sau đó GV cho HS trình bày bài nói của mình trước lớp:

+ Gọi đại diện một số bạn ở các tổ lên trình bày. + Lớp cùng GV nhận xét theo tiêu chí đã đưa ra.

- GV chốt lại ý kiến và cho HS lựa chọn bạn nói về quê hương hoặc nơi bạn đang ở hay và đủ ý nhất. GV có thưởng điểm, nhận xét học bài cũ của HS. 3.2. Dạy bài mới

3.2.1. Giới thiệu bài

- Mục tiêu: nhằm thu hút sự tập trung, chú ý của HS. Hướng HS đến bài học. - Tiến hành:

+ GV hỏi: chúng ta đang học trong chủ điểm gì? (chủ điểm Bắc - Trung- Nam).

+ GV: bây giờ các em xem lại từ đầu chủ điểm đến bây giờ, thông kê tất cả các bài trong các phân môn đã nói đến những địa danh, cảnh đẹp nào của nước ta. Gợi ý thống kê theo các phân môn, làm theo nhóm 5 để dễ phân công mỗi bạn một phân môn, rồi tổng hợp lại. Làm việc nhóm trong khoảng 2 phút. + HS báo cáo trước lớp theo nhóm:

Tập đọc: Nắng phương nam (Thành phố Hồ Chí Minh), Cảnh đẹp non sông( Lạng Sơn, Hà Nội, Miền Trung,…).

Chính tả: Chiều trên sông Hương (Huế).

Tập viết: đèo Hải Vân, Hòn Hồng, Vịnh Hàn,… + GV nhận xét các nhóm làm việc, đồng thời giới thiệu bài:

Đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp, môn TV nói chung và các phân môn nói riêng cũng đã góp phần thể hiện chủ điểm của tuần. Hôm nay, tiết Tập làm văn sẽ giúp các em nói và viết về cảnh đẹp đất nước từ Bắc vô Nam.

3.2.2. Hướng dẫn làm bài tập

ở tiết Tập làm văn này có hai bài tập cần hướng dẫn HS. Một bài tập nhằm mục đích rèn kỹ năng nói, một bài tập rèn kỹ năng viết. Ta đi vào cụ thể hướng dẫn từng bài như sau:

Bài tập 1: Mang tới lớp tranh, ảnh về một cảnh đẹp ở nước ta ảnh chụp, bưu

ảnh, tranh ảnh cắt từ báo chí,…). Nói những điều em biết về cảnh đẹp ấy theo gợi ý dưới đây:

- Gọi hai HS đọc nối tiếp yêu cầu bài 1, đọc cả phần gợi ý: a. Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào? b. Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào?

c. Cảnh trong tranh (ảnh) có gì đẹp?

d. Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì?

- Nếu HS vẫn chưa rõ yêu cầu của bài GV có thể nói về yêu câu một cách chi tiết, cụ thể hơn như sau:

+ Cuối tiết Tập làm văn trước cô đã dặn các em về nhà chuẩn bị tranh (ảnh) về một cảnh đẹp nào đó ở nước ta. Ai cũng phải có theo yêu cầu. Bây giờ các em quan sát vào tranh mình chuẩn bị được, sau đó là làm việc theo nhóm 4. Khi đó mỗi bạn sẽ nói về bức tranh của mình, để các bạn trong nhóm góp ý về trình bày cũng như nội dung.

Lưu ý: Nếu ai chưa chuẩn bị được tranh thì có thể quan sát vào cảnh Phan

Thiết trong SGK.

+ HS trình bày trước lớp : tức là nói về cảnh đẹp mình đã chuẩn bị được. + HS nhận xét, cái hay, cái chưa được của bạn.

Tiêu chí để đánh giá: bức tranh của bạn trước tiên phải đẹp; bạn nói đủ các ý ở

phần gợi ý (có thể nói không hết các ý), nhưng bài nói vẫn làm cho người nghe cảm nhận được cái đẹp của bức tranh đó.

- HS bình chọn bạn nói hay nhất về bức tranh (lưu ý ở đây chủ yếu là luyện nói nên đánh giá nhấn mạnh ở phần trình bày của các bạn).

- GV chốt lại ý kiến. Khen ngợi các bạn nói tốt, có tinh thần xung phong. - Nếu còn thời gian GV cho HS luyện nói nhiều hơn để sửa cho HS được nhiều lỗi hơn.

- GV có thể đưa ra bài mẫu về cảnh đẹp Phan Thiết.

Bài tập 2: Viết những điều trên thành một đoạn văn từ 5 đến 7 câu

- HS đọc nối tiếp yêu cầu của bài để biết mình phải làm gì?

- GV nhắc lại một lần yêu cầu của bài tập 2 để những HS chưa rõ hiểu đúng yêu cầu để không làm lạc hướng.

- Trước khi viết bài vào vở GV hướng dẫn HS nên đọc bài theo nhóm để các bạn trong nhóm xem lại cho mình để khi viết không tẩy xoá và sẽ hay hơn. - HS đọc bài của nhau trong nhóm 3.

- HS viết bài cá nhân. GV quan sát lớp, đồng thời rèn chữ cho HS, câu, cách dùng từ cho hay,… và có nhiệm vụ phát hiện ra bài viết tốt để sau đưa ra biểu dương và nhận xét.

- Sau đó tổ chức cho HS đọc bài trước lớp. - HS và GV chú ý lắng nghe và nhận xét.

- Sau đó GV đưa ra những bài viết tốt cho HS học tập. Cho chính những HS đó đọc cho các bạn trong lớp nghe.

- Cho HS phát hiện ra cái hay của bạn. - GV một số chấm bài hay và không hay. 3.3.3. Củng cố, dặn dò

- Nhận xét chung tiết học, khen ngợi hoặc nhắc nhở cá nhân hay nhóm nào đó làm việc không nghiêm túc.

- Lớp chọn ra nhóm làm việc tốt nhất GV sẽ thưởng để khích lệ tinh thần làm việc của nhóm khác lần sau phấn đấu.

Phần Kết Luận

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngành giáo dục nước ta cũng có sự đổi mới để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Giáo dục Tiểu học cũng đã và đang ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong sự hệ thống giáo dục quốc dân. Đổi mới PPDH đang là một vấn đề có tính cấp bách của ngành giáo dục nói chung và của bậc Tiểu học nói riêng. Một trong những xu hướng đổi mới đó là tập trung vào HS, tích cực hoá các hoạt động của HS, dạy học hiệu quả, hướng đến mục tiêu.

Thưc tế, trong các trường phổ thông ngày nay, đặc biệt là ở các trường Tiểu học, HTTCDHTN đã được sử dụng rất phổ biến. Xét về mặt lí luận, đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy các môn học, nhưng do nhận thức chưa đầy đủ của cán bộ quản lí, đội ngũ GV về HTTCDHTN nên hiệu quả đạt được chưa cao, nhiều khi chỉ dừng lại ở phương diện hình thức, sử dụng lấy lệ, như một điều tất yếu phải có trong quá trình đổi mới giáo dục theo hướng tích cực. Vì vậy, cần phải có một công trình nghiên cứu về việc vận dụng HTTCDHTN trong môn học ở Tiểu học. Từ sự hiểu biết một cách toàn diện về HTTCDHTN trên mặt cơ sở lí luận, tôi đã tìm ra phương án vận dụng tối đa hình thức này trong dạy và học trong hai phân môn Luyện tập và câu, Tập làm văn của Tiếng Việt.

Trong đề tài này người GV sẽ biết được cách thành lập, ưu và nhược điểm của các kiểu nhóm để tìm ra sự phù hợp tương ứng với môn học mình dạy, quá trình thực hiện của hình thức này để GV vận dụng cho đạt hiệu quả cao nhất có thể.

Đề tài HTTCDHTN, với giới hạn của đề tài chưa thể tìm hiểu hết được ở các môn học khác ở Tiểu học, nhưng từ đề tài này, người GV sẽ tìm ra và trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết để tự vận dụng vào môn học cần dạy, để nâng cao chất lượng dạy học, hiệu quả tích cực.

Để đổi mới được cả một nền giáo dục đi theo chiều hướng tích cực, cần có sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành và nhân dân, không riêng gì ngành giáo dục. Đứng trên cương vị một người GV tương lai, với đề tài này tôi xin đóng góp một phần nhỏ cho sự nghiệp đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy và học. Đổi mới giáo dục là phải đổi mới toàn diện từ mục tiêu, nội dung, hình thức đến phương pháp, đây chỉ đi được một khía cạnh rất khiêm tốn trong những việc đặt ra trong thực tế: Dạy học hiệu quả, tích cực, hướng đến mục tiêu, lấy học sinh làm trung tâm. Tôi mong rằng tiếp sau sẽ có những công trình nghiên cứu có quy mô, sâu rộng hơn về giáo dục để công cuộc đổi mới giáo dục nước ta thành công.

Một phần của tài liệu Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm trong phân môn luyện từ và câu, tập làm văn ở tiểu học (Trang 82 - 88)