Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học trong dạy toán 4 theo hướng tích cực (Trang 26 - 27)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.1.3.3.2. Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết

+ Khơi dậy niềm tin ở khả năng của bản thân: Khơi gợi ở học sinh niềm tin và khả năng học tập có thể giải quyết vấn đề đó.

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên là người tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, học sinh tích cực, chủ động, tự giác giải quyết vấn đề thông qua đó mà lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhằm đạt được mục tiêu dạy học.

1.1.3.3.2. Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề quyết vấn đề

Ưu điểm:

- Phương pháp này ghóp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho học sinh. Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có, học sinh sẽ xem xét, đánh giá thấy được vấn đề cần giải quyết.

- Đây là phương pháp phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè tìm ra cách tốt nhất.

- Thông qua việc giải quyết vấn đề, học sinh được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức (giải quyết vấn đề) không còn chỉ thuộc phạm trù phương pháp mà đã trở thành một mục đích dạy học, được cụ thể hóa thành mục tiêu là phát triển năng lực giải quyết.

- Thông qua việc giải quyết vấn đề, học sinh được học bản thân việc học, tức là học sinh học được cách thức mà loài người tìm ra tri thức: Từ mò mẫm, phát hiện, kiểm trứng, chứng minh và khẳng định chân lý của vấn đề ấy.

Lê Thị Lương K34A - GDTH

- Đánh giá được khả năng xử lý tình huống của học sinh.

Nhược điểm:

- Khó xây dựng tình huống gợi vấn đề, mất nhiều thời gian để soạn giáo án.

- Phải lựa chọn từng bài dạy phù hợp mới có thể áp dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, không phải bài nào cũng có thể sử dụng phương pháp này.

- Nếu không biết cách tổ chức tốt các hoạt động, không gợi được niềm tin ở khă năng của bản thân học sinh thì hiệu quả sẽ không cao đồng thời mất nhiều thời gian.

- Nếu vấn đề nêu ra không phù hợp (quá dễ hoặc quá khó) sẽ không kích thích được nhu cầu giải quyết vấn đề của học sinh.

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học trong dạy toán 4 theo hướng tích cực (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)