Hành động thừa

Một phần của tài liệu Xác lập tư tưởng (Trang 26 - 27)

D. Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng.

1. Hành động thừa

Đừng lãng phí sức lực của ta trong những câu chuyện vụn vặt: bàn tán câu chuyện hằng ngày, phê bình người kia kẻ nọ... Đừng tưởng đó là mất vẻ giao thiệp, chính đó là cách bớt những cử động vô ích cho mình và cho người khác.

Khi nào cần phải nói, thì hãy nói. Nói một cách có ý thức: lựa lọc từng lời. Phải thay vào những câu ngớ ngẩn bằng những câu có ý nghĩa. Đừng cãi vô ích với ai cả. Nếu ta biết trước rằng không có ích gì cho hai bên, thì hãy làm thinh. Nhất là đừng bao giờ vô tình để cho người ta bắt buộc mình phải nói. Trong khi nói, đừng hấp tấp, vội vàng. Thủng thỉnh mà nói. Nói cho rõ ràng, quả quyết.

Cũng đừng sa vào thái quá. Nhiều người tâm trí sâu hiểm, họ thấy hại cho kẻ khác, cũng vẫn làm thinh. Cái đó gây ra sự do lòng ghen ghét, ác tâm...Ở ngoài, thấy hòa hoãn nhưng nơi trong là một sức phá hoại ghê gớm mà ta không ngờ. Cái không nói của người điềm đạm

không có ẩn một ác ý gì cả.

2. Hiếu Danh:

Thường là do lòng tự đắc khiến ta như thế. Ta kiếm đủ cơ hội, để tỏ cho chung quanh thấy ta là giỏi, là hay để thoả mãn cái lòng tự đắc, hiếu danh của mình. Một ví dụ điển hình của học trò là khoe mình học ít chơi nhiều. Chỉ vì sợ mình mang tiếng học nhiều mà không giỏi. Vì vậy ai cũng

Hút thuốc cho vui ấy mà. Làm điếu

đi mày. Sợ viêm phổi à.

ra sức làm cho mình chơi nhiều để có tiếng hơn. “Tao chơi nhiều vậy mà vẫn thi lại ít hơn mày…”. “Mày học chăm vậy mà không có học bổng à…”.

3. Nóng Nảy:

Bất kỳ là ở trường hợp nào, đừng bao giờ để lộ ra vẻ nóng nảy, bực tức... Dẫu phải đứng trước những khiêu khích thậm tệ, hãy giữ thái độ trầm tĩnh. Nên tự nhủ: "Nếu ta giận là ta mắc kế. Bởi ta không vừa ý họ, nên họ muốn trả thù ta bằng cách làm cho ta bực tức, đau đớn... Nhất định, ta không để cho ai lợi dụng và điều khiến ta như một con vật thụ động"

4.Nói thật:

Nói thật, và chỉ biết nói thật mà thôi, là tập cho mình có một tinh thần kiên định. Trong cuộc sống, nhất thiết việc gì, phải tập tính nói cho đúng với sự thật. Đó là một tính, cần phải tập luyện từ nhỏ mới được, đừng để bị phải thói quen mà sau này không dễ gì sửa đổi cho được.

Mỗi một khi ta nói dối, tinh thần ta giảm bớt dũng khí đi một ít. Càng nói dối chừng nào thì cái dũng khí của mình càng suy nhược chừng ấy. Cho nên những kẻ ham nói dối là những người khiếp nhược. Mỗi khi ta nói dối là mỗi khi ta nuôi dưỡng tính hèn nhát của ta. Muốn tập tính ăn ngay nói thật, cần phải bắt đầi từ hồi con người đang còn thơ ấu. Tập cho chúng nó tôn trọng sự ngay thẳng cương trực, và biết khinh bỉ sự dối trá. Lâu ngày cái tinh thần ấy ăn sâu vào tinh thần.

Một số quan điểm sai lầm cho rằng những sự dối láo là những cách khôn khéo ở đời. Đứa nào môi miệng lanh lợi là đứa khôn ngoan sắc sảo. Về sau thế nào cũng đắc thắng trên trường đời. Còn những đứa ăn ngay nói thẳng, thật là ít nói lại cho là đứa ngu si đần độn không ra gì.

Cần nhớ khi luôn nói thật được thì người đó sẽ đạt được sự thông minh không ngờ trong giao tiếp hàng ngày.

5. Lễ - Phép:

Lễ phép (những quy tắc trong ứng xử) tuy đối với kẻ điềm đạm là một điều trở ngại cho tinh thần tự do; nhưng đối với kẻ chưa điềm đạm, kẻ còn bị tình dục và ích kỷ thống trị trong lòng, thì nó là một cương kỷ đầu tiên rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Xác lập tư tưởng (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w