D. Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng.
1. Con người: là sự thống nhất của hai mặt tự nhiên và xã hội.
+ Mặt tự nhiên: con người là một thực thể của tự nhiên, một kết cấu sinh học (một thực thể tự nhiên loại đặc biệt, loại thực thể đã được nhân loại hóa).
+ Mặt xã hội: con người là một thực thể xã hội, mang bản chất xã hội, là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.
⊕ Mặt tự nhiên và xã hội của con người không tách rời nhau, không đối lập nhau ngược lại chúng thống nhất biện chứng và tác động qua lại với nhau. Tuyệt đối hóa mặt nào cũng không đúng.
⊕ Nhân cách hình thành và phát triển phụ thuộc vào yếu tố sau:
- Dựa trên tiền đề sinh học, một tư cách di truyền học. (Quy luật về sự phù hợp giữa cơ thể với môi trường. Quy luật về sự di truyền và biến dị, về sự tiến hóa…)
- Môi trường xã hội là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách. Môi trường gia đinh, trường học và xã hội tác động vào cá nhân bằng vô vàn những sợi dây liên hệ trực tiếp và gián tiếp. Sự tác động của xã hội vào cá nhân không diễn ra một chiều, mà đó là sự tác động biện chứng.
⇒ Từ đó hình thành nên nhân cách con người với những quan điểm, lý tưởng, niềm tin,
2. Nguồn lực con người: là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất và tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội,…tạo thành năng lực con người, của cộng đồng phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội,…tạo thành năng lực con người, của cộng đồng người. Có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và trong hoạt động xã hội.
+ Nguồn nhân lực = số lượng nguồn nhân lực + chất lượng nguồn nhân lực (quan hệ chặt chẽ với nhau)
+ Yếu tố quyết định nguồn nhân lực là phẩm chất đạo đức và trình độ học vấn.