Phương trình mô hình Thẻ điểm cân bằng

Một phần của tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG BALANCED SCORECARD (Trang 25 - 26)

Thẻ điểm cân bằng với sự kết hợp bốn khía cạnh Tài chính, Khách hàng, Quy trình kinh doanh nội bộ, Học hỏi và tăng trưởng tạo ra “sự cân bằng” giữa thước đo tài chính và các thước đo phi tài chính, giữa yếu tố bên trong và bên ngoài tổ chức, giữa mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Tuy rằng, thẻ điểm cân bằng luôn luôn bao gồm cả bốn khía cạnh trên, nhưng mỗi khía cạnh đóng một vai trò quan trọng khác nhau trong việc tạo ra thành quả của doanh nghiệp, tương ứng với nó là trọng số K của từng khía cạnh được đặt ra bởi nhà quản trị cho từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. Mỗi doanh nghiệp khác nhau có phương trình Thẻ điểm cân bằng khác nhau. Nhưng đều tuân thủ phương trình tổng quát thể hiện cho Thẻ điểm cân bằng như sau Huỳnh Lợi [2]:

Với Ktc + Kkh + Kqt + Khh = 100%

Trong đó:

F(i): Thang điểm tổng hợp của Doanh nghiệp hay bộ phận (i)

Ktc: Trọng số tài chính, TC: Điểm tài chính

Kkh: Trọng số khách hàng, KH: Điểm khách hàng

Kqt: Trọng số quy trình kinh doanh nội bộ, QT: Điểm quy trình hoạt động kinh doanh

nội bộ

Khh: Trọng số học hỏi và tăng trưởng, HH: Điểm học hỏi và tăng trưởng

Trọng số K, tùy vào những giai đoạn khác nhau của doanh nghiệp, hay mục tiêu đề ra mà nhà quản trị quyết định khía cạnh nào trong bốn khía cạnh Tài chính, Khách hàng, Quy trình kinh doanh nội bộ, Học hỏi và phát triển đóng vai trò then chốt hay thứ yếu trong chuỗi hoạt động phát triển của doanh nghiệp ứng với trọng số K lớn hay nhỏ thay đổi theo bốn khía cạnh.

TC, KH, QT, HH là phần điểm được tính cho từng khía cạnh dựa trên thực tế thực hiện và kế hoạch, điểm số của từng chi tiêu này do nhà quả trị quy định.

Mức điểm cân bằng F (i) được xác định bởi nhà quản trị, ban giám đốc công ty.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG BALANCED SCORECARD (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w