Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Lâm Thao

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 29)

5. Cấu trúc của đề tài

2.2.Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Lâm Thao

2.2.1. Bộ máy quản lý đất đai

Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sử dụng đất đai huyện Lâm Thao được tổ chức như sau.

a. Cấp huyện

Trước năm 1995 công tác quản lý đất đai của huyện do phòng Nông nghiệp đảm nhiệm; từ ngày 25/5/1995 đến tháng 11 năm 2001 là phòng địa chính với 7 cán bộ; từ tháng 11/2001 đến tháng 2 năm 2005 phòng địa chính sát nhập vào phòng nông nghiệp với 03 cán bộ chủ chốt, nếu có bằng chuyên nghiệp địa chính; từ tháng 2 năm 2005 đến nay, thành lập Phòng Tài nguyên và Môi trường, với 5 cán bộ trong biên chế nhà nước và 02 cán bộ hợp đồng.

b. Cấp xã

Hầu hết cán bộ địa chính xã đã có thời gian làm việc từ 5 năm trở lên, có kinh nghiệm và am hiểu địa bàn công tác. Mặt khác, huyện đang có chủ trương tăng cường cán bộ chuyên môn, tăng cường chuẩn hoá cán bộ địa chính xã. Đây là điều kiện thuận lợi để cán bộ địa chính xã thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Số còn lại là đội ngũ cán bộ trẻ có kiến thức, nghiệp vụ, địa chính khá tốt, tuy nhiên kinh nghiệm thực tế còn quá ít, cần học hỏi và nỗ lực cố gắng trong công việc.

UBND Huyện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện

Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Lâm Thao năm 2010

TT Chỉ tiêu Diện tích

năm (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 9769,11 100%

1. Đất nông nghiệp 5886,02 60,25

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 5139,73 52,61

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm : - Đất trồng lúa:

+ Đất chuyên trồng lúa nước + Đất trồng lúa nước còn lại - Đất trồng cây hàng năm còn lại

4205,24 3743,16 3423,48 319,68 462,08 43,05 38,32 35,04 3,27 4,73

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 934,49 9,57

1.2 Đất lâm nghiệp 259,93 2,66 1.2.1 Đất rừng sản xuất - Đất có rừng trồng sản xuất 259,93 259,93 2,66 2,66 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 472,75 4,84 1.4 Đất nông nghiệp khác 13,61 0,14

2. Đất phi nông nghiệp 3691,11 37,78

2.1 Đất ở 545,59 5,58

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 445,26 4,56

2.1.2 Đất ở tại đô thị 100,33 1,03

2.2 Đất chuyên dùng 1542,40 15,79

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 14,61 0,15 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 16,72

0,17

2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN: + Đất khu công nghiệp

+ Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh + Đất cho hoạt động khoáng sản

+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

214.88 96,93 22,84 3,34 91.77 2,20 0,99 0,23 0.03 0,94 2.2.4 Đất có mục đích công cộng: + Đất giao thông + Đất thủy lợi

+ Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền thông

+ Đất cơ sở văn hóa + Đất cơ sở y tế

+ Đất cơ sở giáo dục – đào tạo + Đất cơ sở thể dục – thẻ thao + Đất chợ

+ Đất có di tích, danh thắng + Đất bãi thải, xử lý chất thải

1296,19 728,70 464,93 4,30 7,17 4,01 45,38 21,81 7,63 9,43 2,83 13,27 7,46 4,76 0,04 0,07 0,04 0,46 0,22 0,08 0,10 0,03

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 10,27 0,11

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 71,29 0,73

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1521,43 15,57

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,13 0,001

3 Đất chưa sử dụng 191,98 1,97

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 109,79 1,12

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 82, 19 0,84

(Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010)

Nhận xét:

Công tác kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Lâm Thao được hoàn thành với chất lượng tốt, phản ánh đầy đủ, chính xác,

trung thực về tình hình sử dụng các loại đất trên địa bàn huyện. Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 huyện Lâm Thao được xây dựng trên phầm mềm TK05, nên độ chính xác cao, thể hiện đầy đủ nội dung biến động đất đai 2005-2010. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 được xây dựng bằng công nghệ số nên có độ chính xác và thể hiện nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấphuyện khácao. Kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 đã đánh giá đầy đủ chi tiết về công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện là:

- Hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp và đất ở cho nhân dân ở tất cả các xã. Đối với đất ở đô thị đã xét cấp GCN được trên 96% số hộ sử dụng đất.

- Việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất đã đi vào nề nếp, thực hiện đúng trình tự thủ tục quy định của pháp luật

- Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Các tiềm năng của đất được khai thác và đưa vào sử dụng có hiệu quả đặc biệt là công tác giao đất ở và bán đấu giá quyền sử dụng đất đã đem lại nguồn thu lớn cho Ngân sách Nhà nước từ đó góp phần không nhỏ vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội của huyện.

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất được tiến hành thường xuyên, liên tục, tình trạng giao đất trái thẩm quyền không còn xảy ra. Qua kỳ kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện sử dụng đất năm 2010 đã đánh giá đầy đủ chính xác tiềm năng đất đai của huyện Lâm Thao, từ đó UBND huyện đã giải pháp trong việc sử sử dụng đất trong thời gian tới là:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về đất đai trong nhân dân

- Chỉ đạo lập quy hoạch sử dụng đất 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của cấp huyện, cấp xã theo đúng định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện, của xã sát thực, chính xác và có hiệu quả cao.

2.3. Một số nội dung liên quan đến công tác dồn, đổi, cấp giấy chứng nhận 2.3.1. Công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính

Thực hiện Quyết định số 2409/QĐ-UBND ngày 21/9/2007 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt Luận chứng kinh tế - kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính và xây dựng hồ sơ địa chính các xã trên địa bàn huyện Lâm Thao.

Gắn với kết quả thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 17/6/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tiếp tục dồn đổi ruộng đất nông nghiệp, huyện Lâm Thao chọn những xã đã hoàn thành tốt công tác dồn đổi ruộng đất để triển khai trước. Được sự đồng ý của Sở Tài nguyên và Môi trường (cơ quan chủ quản đầu tư), ngày 27/3/2008 Đoàn Trắc địa 4 thuộc Liên đoàn Trắc địa hình đã triển khai lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính tại xã Điêu Lương, ngày 13/6/2008 Trung tâm Kỹ thuật Công nghệ tài nguyên thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường .

Theo Quyết định số 2409/QĐ-UBND ngày 21/9/2007 thì từ nay đến hết năm 2015 sẽ hoàn thành công tác này trên địa bàn huyện Lâm Thao. Với bộ bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính chính quy sau khi hoàn thành, dự án sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện Lâm Thao ngày càng đi vào chặt chẽ theo hướng chính quy và hiện đại.

Công tác lập hồ sơ địa chính được thực hiện theo mẫu quy định tại Thông tư 499 và Thông tư số 1990 của Tổng cục địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) bao gồm: Sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ đăng ký biến động đất đai được thực hiện chủ yếu trên dữ liệu giấy và lưu trữ ở 3 cấp: Tỉnh, huyện, xã.

2.3.2. Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm dữ liệu Bản đồ địa chính và các dữ liệu thuộc tính địa chính. Bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai có nội dung được lập và quản lý trên máy tính dưới dạng số (gọi là cơ sở dữ liệu địa chính) để phục vụ cho quản lý đất đai ở tỉnh, huyện và được in trên giấy để phục vụ cho quản lý đất đai cấp xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tâm Lưu trữ và Thông tin xây dựng. Toàn tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho 18 xã, phường, thị trấn, riêng huyện Lâm Thao xây dựng cho xã Sơn Vy và thị trấn Lâm Thao. Dữ liệu này hiện tại được thực hiện trên phầm mềm VILIS, là phầm mềm do chương trình SEMLA thuộc Chính phủ Thụy Điển tài trợ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường được đánh giá cao.

2.4. Thực trạng công tác cấp đổi giấy chứng nhận sau khi thực hiện dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lâm Thao

2.4.1. Thực trạng dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp 2.4.1.1. Quy trình thực hiện

Phương hướng chung

Cấp tỉnh, cấp huyện hướng dẫn, theo dõi, chỉ đạo; cấp xã tự làm là chính; lấy thôn hoặc khu dân cư làm địa bàn trực tiếp thực hiện dồn đổi ruộng đất giữa các hộ.

- Căn cứ vào đặc điểm địa hình cụ thể của các xứ đồng, từng khu dân cư để xây dựng phương án dồn đổi ruộng đất tại địa bàn đó cho phù hợp.

- Quá trình dồn đổi ruộng đất phải đảm bảo dân chủ, công khai, tự

nguyện gắn chặt với sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng và chính quyền. đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, thuyết phục làm chuyển biến nhận thức từ trong Đảng đến quần chúng nhân dân để cùng hưởng ứng thực hiện.

- Bước 1: Tuyên truyền, học tập, quán triệt chủ trương và làm công tác chuẩn bị

+ Họp Đảng bộ, HĐND, UBND xã, các đoàn thể, ban ngành, các khu hành chính và toàn thể nhân dân để tổ chức tuyên truyền và quán triệt chủ chương thực hiện.

+ Thành lập Ban chỉ đạo dồn đổi ruộng đất nông nghiệp của xã; ban chỉ đạo xã có nhiệm vụ giúp Đảng uỷ, UBND xã xây dựng kế hoạch dồn đổi ruộng đất nông nghiệp của xã mình, trình UBND huyện phê duyệt và thực hiện phương án được duyệt;

số hộ, số khẩu, diện tích, vị trí...Kiểm tra, đánh giá chất lượng, độ tin cậy và hướng xử lý của từng loại tài liệu thu được;

+ Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật phục vụ cho công tác này như: thước giây, giấy can, bút..., đảm bảo đầy đủ so với khối lượng công việc.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch dồn đổi ruộng đất và lập phương án dồn đổi ruộng đất ở cấp huyện và cấp xã

a. Kế hoạch dồn đổi

+ Cấp huyện căn cứ vào Chỉ thị của ban thường vụ huyện uỷ, kế hoạch thực hiện của UBND huyện tiến hành xây dựng kế hoạch dồn đổi ruộng đất trên Địa bàn theo đúng nội dung và thời gian quy định.

+ Cấp xã căn cứ vào kế hoạch của UBND xã để tiến hành xây dựng

b. Phương án dồn đổi ruộng

- Phương án rút bù diện tích

Điều chỉnh bổ sung hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng, quỹ đất công ích 5% của xã; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã mình. Từng khu dân cư thống kê phân loại ruộng đất hiện có theo 5 loại: rất thuận lợi cho sản xuất; thuận lợi, trung bình; khó khăn và rất khó khăn cho sản xuất.

+ Đất rất thuận lợi cho sản xuất

Có chất đất tốt, cho năng suất, sản lượng cao; vị trí khu đất gần nơi cư trú của hộ (dưới 3km), địa hình bằng phẳng, điều kiện tưới tiêu chủ động, điều kiện đi lại bảo vệ thuận lợi.

+ Đất thuận lợi cho sản xuất

Có chất đất khá, cho năng suất, sản lượng khá, vị trí cách nơi cư trú khoáng 3 - 4km; địa hình vàn cao, điều kiện tưới tiêu chủ động 70%; điều kiện đi lại, bảo vệ khá thuận lợi.

+ Đất trung bình

hộ từ 4 - 5km; địa hình vàn cao; điều kiện tưới tiêu, bảo vệ, đi lại thuận lợi ở mức bình thường.

+ Đất khó khăn cho sản xuất

Đất có chất đất kém, năng suất và sản lượng thấp; vị trí cách nơi cư trú của hộ 5 – 6 km; địa hình vàn thấp, tưới tiêu không chủ động, điều kiện đi lại, bảo vệ ở mức khó khăn.

+ Đất rất khó khăn cho sản xuất

Đất có chất đất kém, năng suất và sản lượng rất thấp; vị trí khu đất cách nơi cư trú của hộ trên 6km; địa hình cao hoặc trũng; tưới tiêu dựa vào nước trời (nắng thì hạn, mưa thì úng.) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Căn cứ vào số hộ, diện tích hiện có/hộ, diện tích thửa đất có bờ cố định để lập phương án dồn đổi theo phương pháp: rút bù diện tích (hệ số K), cụ thể như sau:

Ruộng đất rất tốt, điều kiện rất thuận lợi cho sản xuất: K=0,8 Ruộng đất tốt vừa, điều kiện sản xuất tương đối thuận lợi: K =0,9. Ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi ở mức trung bình: K =1. - Phương án tự thỏa thuận đổi thửa

Phương án này là do các hộ gia đình, cá nhân tự thỏa thuận để chuyển đổi ruộng đất cho nhau tạo ra những thửa có diện tích lớn hơn hoặc các thửa của từng hộ được quy gọn vào một, hai khu vực.

- Bước 3: Thực hiện dồn đổi ruộng đất trên thực địa

Sau khi phương án đã được duyệt, các thôn tổ chức giao nhận đất cho các chủ sử dụng đất trên bản đồ và ngoài thực địa theo phương án được duyệt. Căn cứ vào bản đồ, số khẩu, diện tích từng loại đất của từng khu dân cư đã được UBND xã xác nhận, tiến hành lập danh sách các hộ sử dụng đất của từng khu dân cư trên bản đồ theo thứ tự ưu tiên: ưu tiên ruộng gần, ruộng tốt cho các hộ chính sách, người có công, người già neo đơn,...khuyến khích các hộ có khả năng về vốn, kỹ thuật nhận phần đất ở xa hơn, khó khăn hơn; các hộ không thuộc đối tượng ưu tiên nói trên tham ra bốc thăm để xác định vị trí rất cụ thể của từng hộ. Căn cứ đối tượng ưu tiên

và kết quả bốc thăm, Ban chỉ đạo lập danh sách cụ thể về chủ sử dụng đất, diện tích, xứ đồng...,làm cơ sở cho việc giao nhận đất ngoài thực địa rồi lập biên bản giao đất tại thực địa...

- Bước 4: Tổng kết công tác dồn đổi ruộng đất nông nghiệp và hoàn thiện các nội dung về quản lý đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính như: chỉnh lý bản đồ, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau khi đã thực hiện dồn đổi xong.

2.4.1.2. Tình hình đất sản xuất nông nghiệp sau khi thực hiện dồn, đổi đất nông nghiệp

Lâm Thao là một huyện miền núi với 03 xã, thị trấn là miền núi và 11 xã đồng bằng. Diện tích đất nông nghiệp chủ yếu trồng cây hàng năm, chủ yếu là đất trồng lúa. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 17/6/2004 về tiếp tục dồn đổi ruộng đất nông nghiệp theo hướng giảm số thửa đất nông nghiệp. Vì vậy, trong quá trình lập phương dồn, đổi, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch và thực hiện dồn, đổi đối với đất lúa.

Kết quả có 13/14 xã, thị trấn lập phương án và được UBND huyện phê duyệt. Riêng diện tích được tách từ 3 xã: Tiên Kiên, Hy Cương và Chu Hóa, đất sản

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 29)