Quá trình thực hiện cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau kh

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 46 - 61)

5. Cấu trúc của đề tài

3.1.2. Quá trình thực hiện cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau kh

nông nghiệp sau khi thực hiện dồn, đổi của huyện Lâm Thao

* Thuận lợi

- Quá trình thực hiện dồn, đổi ruộng đất của huyện Lâm Thao được tiến hành trên cơ sở đất sản xuất nông nghiệp của huyện cơ bản đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thực hiện theo Luật đất đai 1993; Luật sửa đổi, bổ sung 1998 và 2001) nên đã có hồ sơ địa chính (Bản đồ địa chính chính quy, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); vì vậy cơ bản xác lập được ranh giới thửa đất, cơ sở pháp lý của người sử dụng đất, giảm bớt chi phí đo đạc và tranh chấp khi thực hiện phương án dồn, đổi.

- Để đẩy mạnh và hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị quyết số 07/2007/QH12 của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo các tỉnh bố trí tối thiểu 10% tổng số thu từ tiền sử dụng đất để thực hiện công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan để cải cách các quy định về thủ tục hành chính, các quy định về thu nghĩa vụ tài chính khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như giảm mức thu lệ phí trước bạ về đất từ 1% xuống 0,5%, miễn thu lệ phí địa chính khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn hoặc sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp (theo Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg); miễn thu lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước ngày 10/12/2009 (ngày Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) mà có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận, tiếp tục miễn thu thuế sản xuất nông

nghiệp đến năm 2020,…

- UBND tỉnh đã quan tâm bố trí kinh phí để hỗ trợ công tác đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường lập dự án tổng thể về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, xây dựng các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cơ sở.

* Khó khăn

- Mặc dù, UBND tỉnh Phú Thọ đã sớm chỉ đạo công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính đối với đất sản xuất nông nghiệp (đã tiến hành tổng kết năm 2010) nhưng đất đai luôn biến động do thực hiện các quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn, thu hồi để thực hiện các dự án,…trong khi kinh phí dành cho công tác chỉnh lý biến động rất ít, nhân lực thực hiện thiếu và thường xuyên thay đổi nhất là cán bộ địa chính xã nên hệ thống hồ sơ địa chính không được cập nhật, chỉnh lý biến động kịp thời, hồ sơ địa chính hiện nay nhiều loại không còn phù hợp với thực tế, không phát huy hiệu quả sử dụng.

- Sau khi thực hiện công tác dồn, đổi ruộng đất, phần lớn các thửa đất có ranh giới, hình thửa thay đổi, chủ sử dụng đất thay đổi, toàn bộ hệ thống hồ sơ địa chính gần như bị phá vỡ song kinh phí dành cho việc chỉnh lý (đối với nơi có thể chỉnh lý được) chưa nhiều, kinh phí dành cho đo đạc lại (thực tế sau khi dồn, đổi cơ bản phải đo đạc lại toàn bộ) không đáng kể và kịp thời nên ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất đai ở địa phương .

- Một số quy định phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần trong thời gian ngắn khi chưa kịp tổng kết, đánh giá đầy đủ thực tiễn trước khi ban hành. Một số vấn đề được quy định trong nhiều văn bản đã gây khó khăn trong quá trình tổchức thực hiện, một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn và một số vấn đề phát sinh chưa được quy định cụ thể đã gây khó khăn trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

- Việc ban hành hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính sau khi thực hiện dồn, đổi đất đai nói chung và đất sản xuất nông

nghiệp nói riêng từ Trung ương đến địa phương không kịp thời, công tác tuyên truyền phổ biến văn bản pháp luật còn hạn chế nên một số cán bộ địa chính hết sức lúng túng trong quá trình thực hiện. Vì vậy, tiến độ thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn, đổi rất chậm, chủ yếu tập trung ở các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chủ động xin cấp riêng lẻ .

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở Huyện hiện nay mới thành lập (tháng 6/2011) trên cơ sở con người, phương tiện và trụ sở làm việc từ phòng Tài nguyên và Môi trường, trước đây toàn bộ chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện theo Luật đất đai 2003 để phân định rõ hoạt động quản lý nhà nước với hoạt động dịch vụ công, tạo điều kiện tăng cường nhân lực, quản lý hồ sơ địa chính theo một mối, tạo điều kiện thực hiện các thủ tục hành chính theo một cửa liên thông,.. do phòng Tài nguyên và Môi trường đảm nhiệm, trong khi biên chế ít nên tiến độ, chất lượng thực hiện chưa cao.

- Việc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong vài năm gần đây (sau khi tổng kết công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp ban đầu năm 2001) chưa được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, đặc biệt là vai trò của chính quyền cơ sở trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất.

- 60% diện tích trồng lúa chưa được cấp đổi lại, chính quyền xã chư đủ kinh phí mà không thể bắt người dân đóng lại kinh phí để cấp lại giấy chứng nhận. Và không phải hộ nào cũng có nhu cầu cấp lại giấy chứng nhận nên không thể bắt toàn dân có thể đóng toàn bộ kinh phí.

3.2. Đề xuất một số biện pháp phục vụ cho công tác cấp Giấy chứng nhận sau dồn, đổi đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn 2012 - 2016. 3.2.1. Các giải pháp thực hiện

3.2.1.1. Giải pháp về chính sách

* Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận đông nhân dân thực hiện

dồn đổi ruông đất, đảm bảo số hộ đăng ký tham gia dồn đổi ruộng đất đạt từ 90-100%.

Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới để chỉ đạo thực hiện. Đối với cấp xã đồng chí Bí thư Đảng uỷ xã làm trưởng ban, Chủ tịch UBND xã và Chủ nhiệm Hợp tác xã (hoặc tổ trưởng nông nghiệp) làm phó ban, thành viên là đại diện các ban ngành đoàn thể ở xã.

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Đảng uỷ, UBND xã xây dựng, trình duyệt và tổ chức thực hiện đề án dồn đổi ruộng đất của xã. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giải quyết những tồn tại vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện phương án của khu dân cư (thôn, xóm).

Duyệt phương án dồn đổi ruộng đất của khu (thôn, xóm) trình UBND xã thông qua trước khi trình UBND huyện phê duyệt.

- Thành lập tiểu Ban chỉ đạo ở khu (thôn, xóm)

Thành phần do đồng chí Bí thư Chi bộ làm trưởng tiểu ban, đồng chí Trưởng khu làm phó tiểu ban, (nếu đồng chí Bí thư chi bộ kiêm trưởng khu thì đồng chí đội trưởng đội sản xuất làm phó tiểu ban), các uỷ viên gồm đồng chí trưởng tiểu ban công tác mặt trận, các cán bộ đoàn thể ở khu dân cư, đại diện hộ nông dân am hiểu về địa hình, thổ nhưỡng của khu, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp tham gia.

Tiểu ban có nhiệm vụ xây dựng, trình duyệt và tổ chức thực hiện phương án dồn đổi ruộng đất của khu mình.

* Xây dựng Đề án dồn đổi ruộng đất của cấp xã; nội dung đề án bao gồm:

- Rà soát lại Quy hoạch xây dựng nông thôn mới, Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 của xã trọng tâm là quy hoạch giao thông, thuỷ lợi nội đồng và các nhu cầu sử dụng đất khác như trường học, cơ sở văn hoá - thể dục thể thao, cơ sở y tế, chợ, nghĩa địa, khu xử lý rác, quy hoạch đất ở cho nhân dân… đến năm 2020. Các Quy hoạch này được thể hiện trên bản đồ của xã tỷ lệ 1/5000 và bản đồ giải thửa tỷ lệ 1/1000.

- Dồn đổi diện tích đất công ích của xã vào gọn vùng, gọn thửa (vùng đất xấu, hiệu quả sản xuất bấp bênh) để giao khoán, đấu thầu, thuê đất, đảm bảo sử dụng có hiệu quả.

Đề án dồn đổi ruộng đất: Diện tích đưa vào xây dựng Đề án dồn đổi ruộng đất của từng hộ là diện tích hiện các hộ đang sử dụng hợp pháp. (bao gồm diện tích được giao theo Nghị định số 64/CP, trừ đi diện tích đã chuyển nhượng, cho tặng, diện tích nhà nước đã thu hồi, diện tích quy hoạch làm giao thông, thủy lợi nội đồng và các diện tích khác theo quy hoạch của xã).

- Lựa chọn phương án dồn đổi ruộng đất: Phương án rút bù diện tích sử dụng

hệ số K để quy đổi diện tích là phương án chính để điều chỉnh diện tích. Ngoài ra các xã có thể áp dụng các phương pháp khác tùy theo điều kiện thực tế ở địa phương mình.

Việc xác định hệ số k của từng loại đất phải được Ban chỉ đạo của xã xây dựng sau đó thông qua hội nghị của nhân dân trong khu để nhân dân góp ý. Trên cơ sở góp ý của nhân dân, UBND xã quyết định xác định hệ số k để thực hiện trung tay toàn xã.

- Hoàn chỉnh đề án của xã trình UBND huyện phê duyệt: Sau khi thống nhất phương án giao đất, tổ chuyên môn giúp việc cho Ban chỉ đạo của xã hoàn chỉnh Đề án dồn đổi ruộng đất của xã, trình UBND xã thông qua và trình UBND huyện phê duyệt.

* Xây dựng phương án dồn đổi ruộng đất của khu (thôn, xóm)

- Sau khi xác định được tổng diện tích đất nông nghiệp cần dồn đổi theo Đề án của xã, tiểu ban chỉ đạo của khu xây dựng phương án dồn đổi ruộng đất của khu mình trình Hội nghị nhân dân trong khu thông qua làm căn cứ thực hiện phương án.

Ưu tiên cho các hộ tự nguyện nhận đất xấu, đất xa; vận động các hộ trong gia đình, dòng họ như bố, con, anh em họ hàng… cùng nhận vào một thửa đất, một khu đất để sử dụng đất liền khu, liền khoảnh, giảm số thửa, thuận lợi cho canh tác; các hộ thuộc đối tượng chính sách khác được ưu tiên nhận đất trước ở những vị trí thuận lợi.

Đối với các hộ còn lại, xây dựng phương án bốc thăm để giao ruộng cho từng hộ. Phương án dồn đổi ruộng đất của từng khu do Ban chỉ đạo của xã xét duyệt.

* Tổ chức giao đất trên thực địa: Sau khi phương án dồn đổi ruộng đất của

từng khu được xét duyệt, các khu phối hợp với Ban chỉ đạo dồn đổi ruộng đất của xã tổ chức giao đất trên thực địa, lập biên bản giao đất giữa các hộ với Ban chỉ đạo

của xã làm căn cứ để cấp lại, cấp đổi GCN quyền sử dụng đất của từng hộ.

3.2.1.1. Giải pháp về kinh phí

- Trên cơ sở tiến độ và kết quả tổ chức thực hiện đề án, hàng năm UBND huyện sẽ đề nghị HĐND huyện thông qua ngân sách từ nguồn chi cho sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện để chi cho công tác tuyền truyền chỉ đạo xây dựng phương án dồn đổi ruộng đất, mua sắm vật tư và tổ chức giao đất tại thực địa cho người dân với mức hỗ trợ là 20000 đ/1sào (550000 đ/1ha), Công tác đo đạc, cấp đổi, cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân ở từng xã sẽ dựa vào dự án đo đạc của Sở Tài nguyên và Môi trường và của Trung ương.

- Đề nghị ngân sách tỉnh, sở TN&MT cấp hỗ trợ hàng năm.

- Với các xã: Trích 25% kinh phí từ nguồn kinh phí thu được qua cấp đất, đấu giá QSDĐ để chi cho đầu tư phát triển nông nghiệp, kiến thiết lại đồng ruộng theo phương án dồn đổi ruộng đất của xã.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * Kết luận

Huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã triển khai thành công chính sách DĐĐT của Đảng và Nhà nước ta. Do thực hiện tốt công tác dồn đổi ruộng đất nên đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp nông thôn, từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích.

Sau DĐĐT đã làm tăng đáng kể quy mô diện tích thửa và giảm số thửa trên hộ, cụ thể : Tổng số thửa đất sản xuất nông nghiệp giảm 37335 thửa, giảm 63,23% so với số thửa tham gia thực hiện dồn đổi.

Sau khi thực hiện dồn đổi, tổng số thửa đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện là 119141 thửa, trong đó:

- Số thửa có diện tích trên 360m2 là 66670 thửa, chiếm 55,96% tổng số thửa đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện.

- Số thửa có diện tích nhỏ hơn 360m2 là 52471 thửa, chiếm 44,04% tổng số thửa đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện.

- Bình quân số thửa/hộ là 5,75 thửa, giảm 1,8 thửa/hộ so với trước khi dồn đổi, trong đó:

+ Số hộ có từ 1-5 thửa là 12544 hộ, chiếm 60,52% tổng số hộ nông nghiệp; + Số hộ có trên 5 thửa là 8184 hộ, chiếm 39,48% tổng số hộ nông nghiệp + Bình quân diện tích/thửa là 350,63m2/thửa, tăng 83,6m2/thửa.

Dồn, đổi ruộng đất đã tạo cơ hội để hoàn thiện hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng: hệ thống giao thông nội đồng đã được năng cấp, mở rộng, có một số đã được bê tông hoá, giải đất cấp phối... tạo điều kiện thuận lợi cho cơ giới hoá; hệ thống thuỷ lợi nội đồng được xây dựng, cải tạo và kiên cố hoá, đáp ứng việc tưới tiêu chủ động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp.

trọng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên đến năm 2001 cơ bản đất sản xuất nông nghiệp của huyện đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban đầu (96,17%), tạo điều kiện cho việc quản lý đất đai được chặt chẽ và việc sử dụng đất có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, việc đầu tư cho công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉnh lý biến động trên hồ sơ địa chính trong những năm gần đây còn rất chậm (21%) do chưa được quan tâm chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ, một phần do tỉnh chưa bố trí đảm bảo nguồn kinh phí cho công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng chỉ đạo tại Nghị quyết số 07/2007/NQ-QH12 của Quốc hội và Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP.

Việc đưa ra các giải pháp như cải cách thủ tục hành chính, đề ra chính sách phù hợp, đảm bảo kinh phí, sắp xếp bộ máy tổ chức ổn định,… nhằm giải quyết các vấn đề vướng mắc khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung và cấp đổi giấy chứng nhận sau khi thực hiện dồn, đổi ruộng đất nói riêng là những vấn đề cần được quan tâm, liên quan trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý của Nhà nước về đất đai, đến quyền lợi của người sử dụng đất và vấn đề phát triển kinh tế - xã hội.

* Kiến nghị

- Cần tăng cường công tác khuyến nông, hỗ trợ vốn vay với lãi xuất ưu đãi,

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 46 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w