NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BVA
3.1.2. Những hạn chế.
Thứ nhất : Bộ máy quản lý gọn nhẹ, chỉ bao gồm các phòng ban đã được tinh
giảm và bộ máy quản lý thi công các công trường. Tuy nhiên do khối lượng công việc thường lớn nên bộ máy này không quản lý được toàn diện các công việc mà chỉ tập trung vào đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình, một số khâu khác chưa được quản lý chặt chẽ ví dụ như việc đảm bảo an toàn lao động.
Thứ hai: Việc tổ chức quản lý chi phí còn chưa chặt chẽ toàn diện nên vì thế
mà giá thành sản phẩm chưa phản ánh đúng bản chất của nó. Trong sản phẩm của Công ty, nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nên việc tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những hướng chính để hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên bên cạnh đó lại có kẽ hở về chi phí nguyên vật liệu do phân xưởng tự đảm nhiệm theo nhu cầu sản xuất. Phần nguyên vật liệu này làm cho giá thành sản phẩm hoặc có phần cao hơn so với việc lĩnh tại kho hoặc chất lượng chưa bảo đảm.
Thứ ba: bộ máy kế toán Công ty được áp dụng theo mô hình kế toán tập trung.
Mô hình này giúp cho việc kiểm tra công tác kế toán dễ dàng hơn nhưng khi quy mô ngày càng mở rộng thì hình thức quản lý kế toán này sẽ gây khó khăn cho việc độc lập
ra quyết định của cấp dưới, có thể dẫn tới việc ra quyết định kinh doanh chậm chễ, làm mất cơ hội cho việc ra quyết định hiện nay. Công việc kế toán chỉ dồn vào bộ phận Tài chính kế toán của Công ty sẽ tạo ra một khối lượng công việc quá lớn, dẫn tới việc quá tải và giảm hiệu quả làm việc.
Thứ tư : Chưa có bộ phận kế toán quản trị, vì hệ thống kế toán quản trị là hệ
thống cung cấp thông tin cho quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí. Thông tin kế toán quản trị mang tính chất phản ánh xu hướng biến động, có tính dự báo, do vậy nó phục vụ cho việc đánh giá và xây dựng các kế hoạch kinh doanh. Đây cũng là một nguyên nhân làm ảnh hưởng đến mục tiêu quản lý tốt chi phí nhằm giảm giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.