hưởng) đến 4 (ảnh hưởng rất nhiều). Kết quả là Hồng Kông là nước GV ít tham gia một cách hiệu quả nhất vào việc hoạch định chính sách.
Theo đó, từ góc độ của các GV, quản trị ĐH ở Hồng Kông được nhất quán thông qua một số chỉ số. Các GV cảm nhận được phạm vi quản trị từ trên xuống dưới trong các trường ĐH, cảm thấy họ không đủ thông tin về những gì đang diễn ra trong trường và rất ít cơ hội tác động và không có nhiều quyền lực trong quá trình hoạch định chính sách.
Tuy nhiên, điều này không đơn giản như bề ngoài của nó. Những năm gần đây, Hồng Kông đã có một mô hình phù hợp để quản trị ĐH được
minh bạch hơn. Các thông tin về những cuộc họp, chính sách, sự kiện… dễ dàng có thể truy cập trong trang web nội bộ của mỗi trường. Đồng thời, việc đổi mới trong đánh giá dựa trên hiệu suất công việc đã tăng lên đáng kể. Các cấp độ bắt buộc đối với các GV (như lương, thăng chức, tăng ngạch gắn liền với đánh giá công tác giảng dạy, nghiên cứu và nhiều định mức khác bao gồm các đánh giá định lượng dựa trên hiệu suất công việc) cũng tăng lên. Những cải cách này diễn ra trước cuộc khảo sát năm 2007 của CAP và được thừa nhận trong câu hỏi khảo sát về các đánh giá dựa trên hiệu suất công việc.
Hình 8. Mức độ ảnh hướng của GV đến việc hoạch định chính sách (William Locke, Thay đổi trong quản lí và quản trị GDĐH, trang 362)
Năng lực quản trị của nhà quản trị
Mức độ nhận thức về năng lực quản trị ở Hồng Kông đã tăng lên
đáng kể nhưng so với quốc tế thì vẫn còn thấp. Năm 2007, tỷ lệ người trả lời đồng ý với câu phát biểu rằng các