Trình độ công nghệ sản xuất

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tích lợi thế cạnh tranh hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản pdf (Trang 33 - 37)

Trong thời gian qua, ngành gốm ởnước ta đã đẩy nhanh việc đầu tư đổi mới công nghệ tạo nên những bước nhảy vọt về sốlượng và chất lượng, chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng về mẫu mã và hình thức. Việc đầu tư dây chuyền hiện đại đã làm tăng khảnăng cạnh tranh của hàng gốm

trong nước, đồng thời tạo khả năng xuất khẩu. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho gốm Việt Nam thâm nhập mạnh vào thịtrường các nước trên thế giới.

Khâu tạo hình: thường sử dụng phương pháp in bằng khuôn thạch cao để làm những sản phẩm Outdoor tại Bình Dương, Vĩnh Long, phổ biến là sử dụng các lò nung bằng củi.

Tại Đồng Nai, người ta thường sử dụng phương pháp in, phương pháp xoay (khuôn xoay quanh 1 con dao đứng yên), phương pháp rót (đất lỏng rót vào khuôn thạch cao háo nước, đất sẽ bám vào bề mặt, trong khoảng thời gian 4 tiếng đất đủdày, sau đó đổđất dư và để trong khoảng thời gian 4 tiếng sau đó gỡ khuôn ra lấy sản phẩm thô, đưa vào bàn xoay để làm láng lại sản phẩm.

Về công nghệ và công cụ: Trước đây làm gốm chủ yếu bằng tay, rất nhiều công việc nặng nhọc

như nhào trộn đất, đốt lò... vừa tiêu tốn sức lực, vừa gây ô nhiễm môi trường nặng. Trong những

năm gần đây hai khâu này được đột phá cải tiến. Các hộ làm dịch vụ “đất nguyên liệu” đã mua máy nhào trộn nguyên liệu nên tăng chất lượng nguyên liệu (trộn đều, dẻo) và rút bớt lao động (mật độlao động làm thuê ở khâu này). Việc dùng lò tunel thay cho lò hộp đương nhiên mang lại lợi ích kinh tế to lớn, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng tỷ lệ thành phẩm (giảm tỷ lệ hư

L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 34

Khâu nung sản phẩm: Các sản phẩm Outdoor ở Bình Dương thường nung bằng các lò củi, còn các sản phẩm Indoor ở Đồng Nai thường dùng lò gaz để nung sản phẩm.Vĩnh Long nung bằng trấu, nhiệt độ chỉ khoảng từng 8000 – 9000 nên các sản phẩm dễ bịhút nước, khi chuyển sang

mùa đông sẽ chuyển thành các tinh thể đá, co dãn lại sẽ gây ra các vết nứt. Hiện nay, người ta khắc phục điểm yếu này bằng cách nhúng sản phẩm vào dung dịch silicon hoặc phủ lên 1 lớp silicon không màu.

Dùng lò gas nhiệt độ được ổn định ở 1360o C, việc điều chỉnh nhiệt đốt lò, tắt lò rất đơn giản, nhanh chóng nên thời gian nung một mẻ chỉ cần 8 đến 12 giờ, bảo đảm 90% sản phẩm đạt yêu cầu, giảm tỷ lệ sản phẩm hư hỏng từ 10-20% so với lò đốt than, nhiên liệu tiết kiệm được 30% so với lò đốt than, không có chất thải bẩn, lượng CO2 thải ra môi trường đạt các tiêu chuẩn cho phép.

Ngoài hai khâu trên, công nghệ mới còn được áp dụng trong khâu thông tin, tiếp thị. Đó là việc sử dụng Intenet trong quảng cáo, tiếp thị, bán hàng, giao dịch... .

Công nghệ sản xuất gốm Trung Quốc chiếm một thị phần khá lớn trên thị trường thế giới, tại Nhật Bản là hơn 70%. Trung Quốc rất chú trọng áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất

lượng, hạ giá thành sản phẩm như áp dụng sản xuất bán tựđộng ở nhiều khâu (lọc đất, tạo hình); khâu chế tác cũng được chuyên môn hoá cao mà đặc biệt là khâu tạo hình sản phẩm mộc, nhà sản xuất đã áp dụng cơ giới hoá để rút ngắn thời gian sản xuất và làm gia tăng tính đồng nhất của bán thành phẩm, trong khi đó những khâu như vẻ hoa văn thì cải tiến phương pháp tác

nghiệp sao cho năng suất tăng nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của Trung Hoa; sử dụng hệ

thống lò nung hiện đại, có nhiệt độ bình thường ở 6000o C, cao nhất ở 13000o C.

Những khâu quan trọng như nung sản phẩm, hiện nay đa số những nhà sản xuất đều sử dụng lò nung bằng gaz để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đầu tư nhiều cho khâu sáng tạo mẫu, pha chế nguyên liệu và pha màu.

4.Công tác quảng bá, tiếp thị:

L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 35

Để đưa gốm sứ Việt nam giới thiệu rộng rãi với bạn bè quốc tế,Việt nam đã tích cực quảng bá tiếp thị hình ảnh gốm sứ của mình với rất nhiều hoạt động khác nhau.Mới đây nhất là triển lãm gốm sứ Việt Nam lớn nhất từtrước đến nay tại Mỹ mở cửa tháng 1-2012 tại Bảo tàng Mỹ thuật

Birmingham (BMA), để công chúng chiêm ngưỡng một trong ba bộ sưu tập gốm sứ đẹp nhất Việt Nam.

Gốm sứ Việt Nam đến từ BMA là triển lãm lớn về gốm sứ Việt Nam đầu tiên tại Hoa Kỳ. Triển lãm này được Tiến sĩ Donald A. Wood, người chuyên trách Mỹ thuật châu Á c

Donald Wood nói: "Đây là một cơ hội để khám phá những tác phẩm mỹ thuật đẹp ủa Bảo tàng Mỹ thuật Birmingham, và John Stevenson, một trong những chuyên gia xuất sắc trong lĩnh vực

này đồng chủ trì. Triển lãm này được tổ chức tại Phòng tranh Jemison của Bảo tàng và được

trưng bày từ 22-1-đến 8-4-2012. Triển lãm này miễn phí và mở cửa đón công chúng. thấy ở Mỹ.

Đây cũng là một cơ hội để khám phá lịch sử phong phú của một đất nước không chỉ đóng một vai trò quan trọng trong lịch sửđương đại của Mỹ mà còn là một phần quan trọng trong tương lai

của chúng ta." Thông qua việc mua bán hợp lý và sự quyên góp hào phóng, qua nhiều thập kỷ nay, BMA đã mua được một trong những bộ sưu tập gốm sứ Việt Nam tuyệt vời nhất bên cạnh những bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Boston và Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan thành phố

New York. hiếm

Toàn bộ bộ sưu tập của BMA với hơn 200 tác phẩm gốm sứ Việt Nam sẽ được trưng bày. Bộ sưu tập này được minh họa đầy đủ trong cuốn sách giới thiệu cùng với những bài tiểu luận quan trọng của John Stevenson, Donald Wood và Philippe Trường, một chuyên gia độc lập về gốm sứ

Việt Nam. Sách giới thiệu được Đại học Báo chí Washington xuất bản và phân phối.

"Hầu như không có ấn phẩm tiếng Anh nào viết về gốm sứ Việt Nam," Donald Wood nói. Cuốn sách này còn chứa những kiến thức uyên bác nhất hiện nay về đề tài này của các chuyên gia có uy tín nhất trong lĩnh vực này."

Là triển lãm quy mô lớn lần đầu tiên của gốm sứ Việt Nam tại Mỹ, "triển lãm này còn là triển lãm đầu tiên để khám phá lịch sử hấp dẫn và đa dạng của gốm sứ Việt Nam tại Mỹ,” Donald Wood nói. "Bộ sưu tập của chúng tôi rất phong phú về gốm sứ xuất khẩu của Việt Nam vào thế

kỷ 15 và 16 phỏng theo gốm sứ màu lam tuyệt đẹp tại các lò nung ở Cảnh Đức Trấn (Jingdezhen), Trung Quốc, chuyên làm đồ sứ cho các triều vua. Bộsưu tập này cũng có thế mạnh

đặc biệt về gốm sứ Việt Nam được sản xuất đểdùng trong nước và không bao giờ xuất khẩu. Bộ sưu tập này trải dài qua 2000 năm lịch sử gốm sứ Việt Nam.”

Bên cạnh việc trưng bày bộ sưu tập xuất sắc các tác phẩm của Việt Nam, triển lãm còn mang John Stevenson, "một trong các học giả hàng đầu và là người am hiểu trong lĩnh vực này", đến với Bảo tàng Mỹ thuật Birmingham, Donald Wood nói. "Anh ấy được biết đến và tôn trọng

L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 36

không chỉở Mỹ mà ở mọi nơi trên thế giới bởi các nghiên cứu tiên phong của mình trong một lĩnh vực chưa được đánh giá đầy đủ.”

Ngay cả trong nước cũng có những festival gốm sứ rất đặc sắc.. Festival gốm sứ lần đầu tiên

được tổ chức tại Việt Nam, với hơn 19 làng nghề và 50 doanh nghiệp tham gia diến ra vào ngày

4/9/2010 đã thu hút nhiều sự quan tâm và chú ý của đông đảo mọi người.

Với chủ đề “Gốm sứ Việt Nam-truyền thống-bản sắc và phát triển”, festival nhằm tôn vinh, giới thiệu gốm sứ - một trong những nghề truyền thống nổi tiếng đặc sắc của dân tộc Việt Nam qua nhiều thế kỷ từ Bắc đến Nam, đồng thời khẳng định vị trí, tiềm năng của nghề gốm sứtrong định

hướng phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Festival gốm sứ Việt Nam - Bình Dương khai mạc

Hội chợ triển lãm “Gốm sứ -Thế giới sắc màu” diễn ra từ4/9/2010 cho đến ngày 8/9/2010 tại Sân vận động tỉnh Bình Dương quy tụhơn 600 gian hàng gốm sứtrong và ngoài nước. Nhiều kỷ

lục về gốm sứđã xuất hiện, nhiều sản phẩm độc đáo chưa từng có từtrước đến nay đã có dịp ra mắt công chúng như 2 tác phẩm Gốm mây và Đất nước của Công ty Hoàng Việt, Lu thiên địa cao 1,27m của Công ty Trung Thành, Thăng Long hoài cổ của Công ty Minh Cường…

Triển lãm các bộ sưu tập gốm cổ “Tinh hoa Gốm Việt” diễn ra đến ngày 10/9/2010 tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương, với khoảng 300 cổ vật gồm: gốm sứĐông Sơn, Đinh – Tiền Lê, Gốm sứ thời Lý – Trần, Gốm sứ thời Lê sơ, Gốm sứ Óc Eo, Champa…. Ngoài ra còn có khoảng 200 cổ vật của các nhà sưu tầm trong và ngoài tỉnh Bình Dương cũng được trưng bày tại bảo tàng.

- Quảng bá tiếp thị gốm sứ Trung Quốc

Một trong những điều dẫn đến sự thành công của gốm Trung Quốc chính là việc rất chú trọng

đến hoạt động marketing ở trong lẫn ngoài nước, quan tâm đến việc xuất khẩu tại chỗ, kết hợp chặt chẽ việc phát triển ngành gốm với việc phát triển thương mại và du lịch. Những nhà xuất khẩu Trung Quốc biết tận dụng tối đa thương hiệu gốm Trung Hoa đã được khẳng định từ lâu

đời trên thịtrường thế giới để không ngừng thu hút khách hàng, không chỉ quảng bá tại các hội chợnước ngoài, họ còn tổ chức hàng năm hội chợ Canon hai lần vào tháng

04 và tháng 10 đểlôi kéo khách hàng đối với họđồng thời kết hợp phát triển du lịch và thúc đẩy phát triển những mặt hàng khác như ngọc trai, tơ lụa…Đối với những hoạt động quảng bá tại

nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất thường tập trung với nhau theo những công ty xuất khẩu lớn có uy tín và năng lực kinh doanh ngoại thương đểđại diện cho họ, nhờ đó hình ảnh của họ

xuất hiện trên thương trường có ấn tượng đối với khách hàng đồng thời họ có thể cùng nhau bảo vệ giá bán tránh bị ép giá hoặc phá giá lẫn nhau.

L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 37

Ngoài ra gốm Trung Quốc rất chú trọng đến việc kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại nhằm giữđược những nét đặc trưng của gốm Trung Quốc như : màu sắc rực rỡ, hoa văn chủđạo hình Long – Lân – Quy - Phụng (những biểu tượng may mắn phú quý của Trung Quốc), đường nét cầu kỳ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tích lợi thế cạnh tranh hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản pdf (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)