Hệ thống nông lâm nhiều tầng

Một phần của tài liệu Hệ sinh thái vườn (Trang 33 - 35)

C. Các loài khác

5.3Hệ thống nông lâm nhiều tầng

1. Ananas comosus Thơm EC/F 0 1500 Trung bình AcT 2 hibicus

5.3Hệ thống nông lâm nhiều tầng

Đặc điểm của hệ thống này là tán có ít nhấtù hai tầng theo chiều thẳng đứng. Kỹ thuật

của hệ thống này có ước muốn đạt được cấu trúc của rừng nhiệt đới với các lợi ích

của nó. tầng tán phía trên bao gồm các loại cây đòi hỏi ánh sáng trong khi các loại ở

tầng thấp là loại chịu được bóng che.

A/ Các loại hệ thống đa tầng:

1. hệ thống rừng và canh tác lúa bậc thang ở vùng Tây Bắc Việt nam, phía nam Trung quốc, và Ifugao, Philippin, vv.: tầng trên là rừng bao gồm cây rừng, tre,

mây, và cây thuốc có dáng vẽ đa dạng của rừng tự nhiên, tầng dưới bao gồm các loại

cây có củ như khoai mỡ, khoai tía, môn và các loại cây ăn quả. Sự đa dạng về chủng

loại cây trồng đôi khi vượt quá số lượng trong rừng tự nhiên ( Olofson, 1983). Theo tạp chí Agroforestry Comm. , 1986 thì một số cộng đồng ở Philippin, vùng

Hanunuos, Mindoro đã phát triển một hệ thống nông lâm đa tầng phong phú bằng

cách trồng xen nhiều loại hoa màu có củ chịu bóng che như khoai sọ, khoai từ, sắn

dây vv. giữa các hàng cây ăn quả. Các hệ thống truyền thống nhiều tầng tán này là các bài học bổ ích cho các nghiên cứu phát triển kỹ thuật nông lâm để tiết kiệm thời

gian và nổ lực nghiên cứu cơ bản. Vì thế, sưu tầm và thống kê các kinh nghiệm dân

gian trên là bổ ích và đang được nhiều trung tâm khoa học và viện nghiên cứu theo đuổi.

2. Hệ thống đa tầng với cây dừa làm căn bản. Căn cứ vào định nghĩa cơ bản về

nông lâm kết hợp được đặt nền móng trên bất kỳ thành phần cây gỗlâu năm, hệ thống

lấy cây dừa làm nền móng với vô số các loài cây canh tác khác trồng xen vào được xem như là một hệ thống nông lâm kết hợp nhiều tầng tán. Cây dừa thích hợp để

trồng xen vì chúng mọc cao và cho nhiều ánh sáng lọt qua và nhất là hệ rễ của chúng

chiếm phần nhỏ của đất. Tại Việt Nam dừa là một trong các loài cây trồng quen thuộc

Bến Tre. Cây dừa trồng đại trà có thể cho nhiều sản phẩm tiêu dùng và hàng hóa công nghiệp như dầu dừa, xơ dừa vv. Do vậy nhiều loài hoa màu thường được trồng xen

với các hàng dừa có khoảng cánh từ 8 đến 10m. Chúng bao gồm các loài hoa màu đa

niên và hằng niên như chuối, dứa, tiêu đen, cây ăn quả, ca cao và cà phê.

3. Hệ thống cây thông và cà phê. Hệ thống này thường thấy ở vùng cao nguyên trung phần nơi mà cây cà phê đóng vai trò kinh tế quan trọng. Tuy nhiên để

tránh gây mâu thuẩn đối với tài nguyên rừng, nhiều nơi ở tỉnh Lâm Đồng, Ban Mê Thuộc đã phát triển cây cà phê dưới tán thông trồng hay rừng thông tự nhiên, có nơi

trồng cà phê hỗn giao với thông theo đám, khoảnh. Để có được một mô hình thích hợp theo hệ thống này, tạp chí Agroforestry Comm. (1986) đã đề nghị khoản cách

trồng thông là 3 x 3 m. Khi rừng thông đến tuổi từ 5 đến 7, cây cà phê có thể được

trồng giữa các hàng thông (lúc này cây thông đạt chiều cao khoản 4 mét). Luân kỳ

khả thác cho rừng thông trồng là 20 năm nên hệ thống có thể lưu giữ cây cà phê trong vòng 16 năm.

4. Hệ thống cây che bóng cho cà phê hay chè. Đây là hệ thống có cây kinh tế

mục đích chính là cà phê hay trà (chè) và các cây họ đậu định đạm như anh đào giả,

keo dậu, keo lá tràm, vông, so đũa, cồng, dáng hương, đậu chàm vv. đóng vai trò các cây hổ trợ che bóng, tạo sinh khối, sản xuất phân xanh và các công dụng trực tiếp khác như cho gỗ củi vv. Thông thường các loài cây định đạm được chặt hạ sau 3 năm để cho nẩy chồi, còn cà phê được trồng với khoản cách 3 x 3 mét giữa các cây che (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bóng trên.

5. Hệ thống cây ăn quả (xoài, mít, điều, v.v...) hay cây công nghiệp cao su với

hoa màu. Hệ thống này lấy các cây công nghiệp như điều, cao su hay các cây ăn quả

làm thành phần kinh tế chính, trong khi các loại hoa màu hằng niên được trồng trong giai đoạn đầu tiên của việc xây dựng đồn điền. Mức độ đa dạng về chủng loại cây

trồng sẽ thay đổi tùy theo điều kiện hoàn cảnh tự nhiên và mức độ kinh tế xã hội của người tạo lập. Nhiều nơi, nông dân có kinh nghiệm trong việc chọn loài hoa màu trồng dưới tán tùy theo khả năng chịu bóng của mỗi loại. Ngay đối với các cây ăn

quả, nông dân cũng có kiểu thiết kế thâm canh xen nhiều loài cây ăn quả chung với

nhau tạo nên một tán phức tạp nhiều tầng thí dụ như xoài, ca cao, ca phê, chuối, dứa,

chôm chôm, sầu riêng được trồng xen với nhau trên cùng một diện tích vườn.

Ngoài các hệ thống kể trên, còn nhiều loại hệ thống nhiều tầng tán khác đang được phát triển một cách tự phát bởi nông dân địa phương nhưng chưa có báo cáo

khoa học chi tiết để có thể xem như là một kiểu hệ thống riêng biệt.

B/ Nhiệm vụ của cây trong hệ thống: Ngoài các chức năng được đề cập trên của từng

kiểu hệ thống nhiều tầng tán trên, cây lâu năm thường được trồng ở tầng cao nhất của

hệ thống nông lâm nhằm

1. Che bóng: cho cà phê, ca cao, chè vv. 2. Cung cấp gỗ củi có giá trị kinh tế,

1. đa dụng.

2. không che bóng quá nhiều.

3. rễ mọc sâu nhưng không phát triển ngang.

4. cây cố định đạm càng tốt.

5. tán nhỏ, thưa, nhẹ.

D/ Các điểm mạnh và yếu của hệ thống;

1. Sinh thái môi trường: sử dụng tối đa không gian và đất đai, bảo vệ tốt đất và nước,

tạo một chu trình dưỡng chất hữu hiệu, bơm dưỡng chất từ sâu lên bề mặt đất và sau cùng bảo vệ hoa màu hiệu quả chống gió bão. Về khuyết điểm ảnh hưởng các chất

tiết cạnh tranh, cạnh tranh ánh sáng, dưỡng chất và nước và tạo nơi trú ẩn cho sâu

bệnh hại cho hoa màu là những điểm cần được lưu tâm.

2. Kinh tế: hệ thống đa tầng làm gia tăng thu nhập của nông dân tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy nó cũng đòi hỏi đầu tư lớn kể cả công lao động.

3. Kỹ thuật: cho đến nay chưa có đủ hiểu biết dùng các loài cây rừng để trồng xen

hoa màu có hiệu quả. Đối với tầng dưới cây cà phê có vẻ là loài thực vật đa niên thích hợp nhất. Điều này tạo một đòi hỏi phải tìm hiểu thêm các loài hổn giao giữa

cây và hoa màu trên các lập địa khác nhau. Trong trường hợp cây rừng để cung cấp

gỗ củi ở tầng trên, khai thác cây có thể là một trở ngại do gây ra nhiều thiệt hại cho

hoa màu ở tầng dưới. Đây là lý do giải thích tại sao nông dân không chịu áp dụng kỹ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuật này. Một giải pháp là khai thác cây vào lúc cuối thu hoạch của hoa màu.

Một phần của tài liệu Hệ sinh thái vườn (Trang 33 - 35)