Hệ thống canh tác xen theo băng (Alley Cropping System)

Một phần của tài liệu Hệ sinh thái vườn (Trang 27 - 29)

CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP Ở VIỆT NAM VÀ CÁC VÙNG NHIỆT ĐỚ

5.2 Hệ thống canh tác xen theo băng (Alley Cropping System)

Hiện nay canh tác theo băng hay canh tác theo các đường đồng mức là hệ thống nông

lâm kết hợp rất phổ biến ở nước ta từ bắc xuống nam. Đây là một hệ thống nông lâm

kết hợp thường để phát triển vùng cao đồi núi ở các nước lân cận Á châu thái bình

Dương, đặc biệt ở Philippin, kỹ thuật có tên phổ biến là S.A.L.T (Sloping

Agricultural Land Technology).

a/ Thế nào là canh tác theo băng ?

Canh tác theo băng là một hệ thống nông lâm kết hợp bao gồm việc trồng các hàng

ranh theo đường đồng mức và canh tác hoa màu ở đuờng băng (alley) giữa hai hàng ranh. Các hàng ranh rộng một mét được cấu tạo bởi một hay hai hàng cây gỗ đa niên

và định kỳ được cắt tỉa để tránh che bóng hoa màu. Đặc điểm cơ bản của việc trồng

hàng ranh đồng mức là giảm tối thiểu xói mòn đất do tạo ra đường cản nước lưu giữ

lại đất mặt bị cuốn trôi tại chân các cây và làm giới hạn vận tốc của dòng chảy bề mặt (surface runoff water). Vài năm sau hệ thống sẽ hình thành các bậc thang. Thêm vào

đó, thân cành nhánh lá của cây trồng trên đai đồng mức được cắt tỉa và tủ trên mặt đất để làm phân xanh, nhờ vậy, đất sẽ bồi bổ trở lại bằng các dưỡng chất và qua đó thúc đẩy nhanh chu trình dưỡng chất trong đất.

b/ Các bước xây dựng

1. Xác định đường đồng mức : sử dụng khung chữ A để vạch các đường đồng mức

từ điểm cao nhất của đồi dốc. Điều này sẽ dễ hơn nếu đất dốc đã khai phá các

chướng ngại trên bề mặt đất.

2. Xây dựng các hàng ranh : trước khi gieo hạt, đường đồng mức được làm đất thủ

công hay cày bừa bằng trâu bò, nhưng không quá sâu nhằm tạo các rãnh gieo hạt

sâu. hạt giống của các loài cây hàng ranh được gieo sạ trực tiếp với mật độ gieo là

20 đến 30 hạt cho một mét chiều dài. hạt gieo đuợc phủ lên lớp đất mỏng dày khoảng 3 đến 4 lần đường kính của hạt gieo. nếu không đủ hạt giống cành giâm cũng có thể được dùng thay thế.

3. Các loại cây chọn trồng cho hàng ranh: phần lớn là các loài cây cố định đạm, mọc

nhanh, sản xuất sinh khối nhanh, lá và thân non có hàm lượng nPK cao hoặc trong vài trường hợp các loài cây ăn quả và hoa màu cũng được trồng. Một số loài cây trồng trên hàng ranh thích hợp ở Việt nam là: Keo dậu (Leucoena leucocephala),

anh đào giả (gliricidia sepium), cốt khí (Tephrosia candidate), Flemingia congesta, Desmonium renzonii, đậu chàm (Indigofera teysmanii), sục sạc vàng (Crotalariaspp), cây đậu săn ( Cajanus cajans) và cây vông nem (Erythrina spp), vv. Các loài cây ăn quả và hoa màu có thể trồng là chuối, thơm, khoai mì, khoai lang, cây lá dong, cây dong riềng v.v . Để tăng hiệu quả của các đường ranh hai

hay nhiều loài nên được trồng chung với nhau. Do một số loài cây kể trên có thể

gây tạo bằng cành dâm vô tính nên trong trường hợp khan hiếm hạt người ta cũng dùng cành dâm để xây dựng các hàng ranh trên.

4. Khoảng cách giữa hai hàng ranh: nhiều khoảng cách được áp dụng ở nhiều nơi

khác nhau từ 2-3m hay 3-5 m. Celestion (1985) đã đề nghị như sau đặt cơ sở trên nguyên tắc về độ dốc của mặt đất: Độ dốc (%) Khoảng cách (m) 10-15 25-30 16-25 20-24 41-61 10-14 > 61 4 - 9

Một nguyên tắc khác để xác định khoản cách cho 2 hàng ranh kế tiếp nhau là căn

cứ vào khoản cách thẳng đứng thích hợp là 1,5 m giữa 2 hàng . Với nguyên tắc

này nông dân có thể dùng phương pháp ngắm “bằng ngón tay cái”

5. Cắt tỉa hàng ranh: để tránh sự che bóng hoàn toàn cho cây hoa màu ở băng giữa, hàng ranh được cắt đều đặn và phần cắt được bón thẳng vào đường băng hay cho gia súc ăn. Cắt tỉa hàng ranh khi chúng cao đến 1.5 -2m và phần thân giử lại cao 0.5m để tái sinh chồi. Trong kỹ thuật SALT, số lần tỉa là 10 lần/năm và ước lượng

cho 20 tấn/ha/năm lá cây tươi ipil-ipil. Mặt khác, Celestino và Elliot (1988) đã đề

nghị chế độ cắt tỉa là 45-90 ngày trong khi đó Agroforestry Comm. (1986) đề nghị

45-60 ngày cho vùng Cebu, Philippin. Theo Lasco, 1987 đã phát hiện một nông

dân ởJalajala đã cắt hàng ranh 3 tuần một lần trong mùa mưa.

6. giữ gìn các hàng ranh: trong các năm đầu, phải làm cỏ thường xuyên để tránh cỏ

lấn át chụp các cây mới phát triển ở hàng ranh. nơi đất xấu bón phân là cần thiết để giúp các cây hàng ranh sinh trưởng.

7. các loại hoa màu canh tác ở đường băng: hầu hết các loại hoa màu thường được

trồng ở vùng cao đều có thể được canh tác trên các đường băng. Kỹ thuật SALT khuyến cáo nên trồng các loại cây hoa màu đa niên ở các đường băng thứ tư cho

bất cứ bốn đường băng liên tiếp tính từ trên xuống. Do vậy đất canh tác bao gồm

đa niên, 55% diện tích cho các loại hoa màu hàng niên (Watson and Laquihon, 1985).

Bảng 5.1 Danh sách các loài cây thích hợp để trồng làm hàng ranh trong hệ thống

trồng xen

Tên khoa học Tên

địa phương Sử dụng Cao độ Chịu đựng khô hạn Độ ph Ghi chú thêm A. Cây họ Đậu 1. Calliandra calothyrus Calliandra đỏ EC/GM/FW/A F

Một phần của tài liệu Hệ sinh thái vườn (Trang 27 - 29)