Kiểm tra và điều chỉnh:

Một phần của tài liệu Tiểu luận: QUẢN TRỊ KINH DOANH DỊCH VỤ TẠI KHÁCH SẠN SÀI GÒN doc (Trang 29 - 30)

IV. QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT DỊCH VỤ PHÒNG NGHỈ TẠI KHÁCH SẠN SÀI GÒN:

4. Kiểm tra và điều chỉnh:

4.1. Xác định đối tượng cần phải kiểm tra và điều chỉnh:

- Nhân viên: tiếp tân, phục vụ phòng, nhân viên vệ sinh, nhân viên giặt là. - Phương tiện, công cụ: hỗ trợ cho công việc cung cấp các dịch vụ của khách sạn, chủ yếu là dịch vụ cho thuê phòng bao gồm máy vi tính, chìa khóa phòng cho thuê, thiết bị chuyển hành lý cho khách, các vật dụng cần thiết trong mỗi phòng của khách sạn.

4.2. Xác định chỉ tiêu, quy định để làm căn cứ cho việc kiểm tra và điều chỉnh:

- Đối với nhân viên tiếp tân, nhân viên phục vụ phòng, nhân viên vệ sinh, nhân viên giặt là cần có yêu cầu về sức khỏe, tâm lý, trang phục, thái độ phục vụ khách hàng.

- Phương tiện, công cụ và các vật dụng cần thiết có một tiêu chí riêng để làm căn cứ kiểm tra nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng là tốt nhất, phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.

Xác định công cụ, phương tiện và nhân lực đảm trách công việc kiểm tra và điều chỉnh. Xác định các bước thực hiện một cách rõ ràng.

4.4. Xác định kế hoạch kiểm tra và điều chỉnh:

Kiểm tra cần có kế hoạch về thời gian cụ thể, có nhân viên phụ trách kiểm tra, các công cụ, phương tiện cần thiết.

4.5. Tổ chức kiểm tra và điều chỉnh:

Tổ chức thực hiện việc kiểm tra và điều chỉnh trên kế hoạch đã đề ra. Cần kiểm tra nhanh chóng rồi lập bản tường trình kết quả báo cáo, đưa ra nhận xét nhanh chóng để đảm bảo nếu có sai sót, khiếm khuyết thì có biện pháp khắc phục hiệu quả nhằm tiếp tục thực hiện tốt việc cung cấp dịch vụ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: QUẢN TRỊ KINH DOANH DỊCH VỤ TẠI KHÁCH SẠN SÀI GÒN doc (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)